GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 35)

2.4.1. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở mô hình chỉ số mô tả công việc được phát triển bởi Smith và cộng sự (1969) kết hợp với tham khảo các nghiên cứu tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này với đặc thù của ngành sản xuất thuốc làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc và độc hại, qua tiến hành nghiên cứu định tính cho thấy yếu tố “Điều kiện làm việc” là một yếu tố được người lao động đánh giá có ý nghĩa.

Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả bổ sung thêm nhân tố “điều kiện làm việc” và lãnh đạo vào mô hình nghiên cứu. Như vậy mô hình nghiên cứu sẽ gồm 06 nhân tố như sau:

(1) Công việc (Work itself)

(2) Cơ hội đào tạo và phát triển (Advancement opportunities) (3) Thu nhập (Salary)

(4) Lãnh đạo (Supervisor support) (5) Đồng nghiệp (Co-worker relations). (6) Điều kiện làm việc

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Sự hài lòng trong công việc

24

2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Công việc (bản chất công việc) là những nội dung của công việc phù hợp với năng lực của CBCCVC, tạo cảm hứng cho CBCCVC phát huy được khả năng của mình. Bố trí công việc phù hợp sẽ khai thác được tiềm năng người lao động, tăng năng suất lao động và làm cho người lao động cảm thấy thoái mái trong công việc họ thực hiện. Nói cách khác người lao động sẽ cảm thấy hài lòng với công việc được giao nếu công việc công việc đó là phù hợp với khả năng của họ. Điều này được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Jonh.D Pettit và cộng sự (1997), nghiên cứu của T. Ramayah và cộng sự (2001) tại Malaysia, nghiên cứu của Kinicki và cộng sự (2002), nghiên cứu của Luddy (2005), nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), của Nguyễn Liên Sơn (2008), của Nguyễn Thị Thu Thủy (2011) v.v... đều cho thấy người lao đông hài lòng với bản chất công việc được giao có ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ về công việc. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu

H1: Công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của nhân viên đối với công việc.

Cơ hội đào tạo và phát triển là thể hiện việc người lao động được trao cơ hội đào tạo nâng cao kỹ năng phục vụ công việc và khả năng họ được đề bạt lên những vị trí cao hơn. Người lao động sẽ cảm thấy được hài lòng với những công việc cho họ cơ hội đào tạo và giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy việc tạo các cơ hội đào tạo và đề bạt thăng tiến sẽ làm cho người lao động cảm thấy hài lòng đối với công việc. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu Spector (1985), Ironson và cộng sự (1989), Pettit và cộng sự (1997), Ramayah và cộng sự (2001) Stanton và cộng sự (2001), Kinicki và cộng sự (2002), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Phạm Văn Mạnh (2012) v.v... Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết:

H2: Cơ hội đào tạo và phát triển có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc.

25

Thu nhập là khoản thù lao người lao động thu được từ công việc của mình ở tổ chức. Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu về thu nhập đương đương với các nhu cầu cơ bản, nhu cầu sinh lý. Nhìn chung thì cùng một mức độ công việc người lao động sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi thu nhập của họ cao hơn, ngoài ra các yếu tố về công bằng trong thu nhập cũng được người lao động đánh giá cao (thu nhập so sánh). Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Arthur G. Bedeian và cộng sự (1992), Pettit và cộng sự (1997), Ramayah và cộng sự (2001) Stanton và cộng sự (2001), Kinicki và cộng sự (2002), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Phạm Văn Mạnh (2012) v.v... Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết nghiên cứu:

H3: Thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của CBCCVC đối với công việc.

Lãnh đạo là cấp trên, là người quản lý của nhân viên, lãnh đạo đem đến cho nhân viên sự hài lòng thông qua việc giao tiếp, thể hiện sự quan tâm, đối xử công bằng và ghi nhận các đóng góp của nhân viên. Nói cách khác nhân tố lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu Spector (1985), Pettit và cộng sự (1997), Lilia Cortina và Magley (2011), Ramayah và cộng sự (2001), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), v.v… vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết:

H4: Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc.

Đồng nghiệp là những người làm cùng một vị trí với nhau, có nội dung công việc thực hiện tương tự nhau. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp và mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ. Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng với công việc nếu công việc của họ được hỗ trợ tốt từ đồng nghiệp, đồng nghiệp thân thiện và giúp đỡ nhau trong công việc cũng như có sự cạnh tranh công bằng về các phần thưởng và đề bạt trong tổ chức. Hay nói cách khác người lao động sẽ cảm thấy hài lòng với công việc

26

hơn khi họ có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Ramayah và cộng sự (2001), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Phạm Văn Mạnh (2012) v.v... vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

H5: Đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc.

Điều kiện làm việc là tình trạng nơi làm việc của CBCCVC nó bao gồm những yếu tố như: sự an toàn của nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công việc của người lao động v.v... Người lao động được cung cấp một điều kiện làm việc tốt sẽ đánh giá tốt về công việc của mình, ngược lại họ sẽ cảm thấy bất mãn với điều kiện làm việc mà họ phải chấp nhận. Điều này đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu của Spector (1985), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Phạm Văn Mạnh (2012) v.v... Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết:

H6: Điều kiện làm việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc.

Điều kiện làm việc là các yêu cầu về vật chất và tinh thần khi thực hiện 1 công việc nào đó. Nó bao gồm quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện nhiệm vụ đó. Điều kiện làm việc thể hiện trong Hợp đồng lao động, qui chế làm việc của đơn vị.

Bảng 2.2: Bảng tóm tắt nội dung các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung giả thuyết

H1

Công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của nhân viên đối với công việc.

H2

Cơ hội đào tạo và phát triển có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc.

H3

Thu nhập có ảnh hước tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc.

27

H4

Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc

H5

Đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc

H6

Điều kiện làm việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc.

Nguồn: Tác giả

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích và tổng hợp được các nội dung lý luận quan trọng, làm tiền đề cơ bản cho các bước nghiên cứu tiếp theo của Luận văn, đó là:

Thứ nhất, tổng quan về sự hài lòng công việc, khái niệm về sự hài lòng công việc, học thuyết nghiên cứu về hài lòng công việc, các nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc

Thứ hai, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc, và các mô hình của các nhà nghiên cứu trên thế giới về sự hài lòng công việc từ đó giúp tác giả lựa chọn những yếu tố phù hợp nhất với đề tài mà mình nghiên cứu.

28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu toàn bộ luận văn được mô tả trong sơ đồ của hình vẽ dưới đây. Trước hết, căn cứ vào cơ sở lý thuyết và những vấn đề cấp thiết của thực tiễn đã nêu trong Chương 1 của luận văn, một số các công việc chính cần phải thực hiện theo đúng trình tự khách quan và khoa học được sắp xếp logic giúp tác giả thực hiện việc nghiên cứu của mình.

Hình 3.1: Khái quát quy trình nghiên cứu trong luâ ̣n văn

29

Để đánh giá được các mô hình trong luận văn, một mô tả định lượng nghiên cứu thiết kế là phương pháp thích hợp.

Trước hết, căn cứ vào cơ sở lý thuyết nghiên cứu trong Chương 2, một bộ công cụ và các phương pháp khoa học được dùng để kiểm định và có được một bộ thang đo hoàn chỉnh đáp ứng các yêu cầu về mặt thống kê toán học trong phân tích và xử lý số liệu, dữ liệu này sẽ được sử dụng để đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của CBCCVC.

Trong Chương 4, tác giả sẽ thực hiện kiểm định nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của CBCCVC, mà cụ thể đối tượng kiểm định được lựa chọn CBCCVC UBND Huyện Diên Khánh. Đây là một nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn một - nghiên cứu định tính; Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ; Giai đoạn ba - nghiên cứu định lượng chính thức.

3.1.1. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và nghiên cứu định tính

Đây là bước một của nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu được tập hợp từ hai nguồn: (1) Các bài báo quốc tế, các xuất bản phẩm điện tử từ các thư viện điện tử của các Trường đại học danh tiếng trên thế giới; (2) Sách nguyên bản tiếng Anh, tiếng Việt; (3) Tài liệu nội bộ của UBND Huyện Diên Khánh.

Từ nguồn dữ liệu thứ cấp, các nghiên cứu liên quan được tổng hợp và phân tích các khái niệm nghiên cứu.

3.1.2. Nghiên cứu định tính và xây dựng bảng câu hỏi

Đây là bước hai của nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo nghiên cứu.

Đầu tiên, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, các thang đo được chọn lọc và tổng hợp thành bảng câu hỏi sơ khai. Bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu với đối tượng nghiên cứu là CBCCVC và một số chuyên gia, sau đó bảng câu hỏi sơ khai được điều chỉnh, bổ sung.

Bảng câu hỏi điều chỉnh đảm bảo tính rõ ràng của câu, từ, ngữ nghĩa, đảm bảo chất lượng nội dung câu hỏi nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.

30

3.1.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu được thực hiện tháng 10 năm 2021. Sau khi thành lập bảng câu hỏi dựa trên các tiêu chí đã thảo luận nhóm, dự kiến 20 bảng hỏi được gửi trực tiếp, qua email và qua công cụ Google.docs đến các CBCCVC đang làm việc toàn thời gian tại các đơn vị, phòng giao dịch của UBND Huyện Diên Khánh. Mục đích thực hiện bước này nhằm xem xét, đánh giá sơ bộ cả về nội dung và hình thức các biến quan sát trong thang đo; sau đó điều chỉnh để hoàn thiện thang đo chính thức được sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Nói cách khác, nghiên cứu sơ bộ giúp tác giả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo, xem xét cảm nhận của người tham gia khảo sát có hiểu được các phát biểu trong bảng hỏi, sự phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không ý kiến; 4- Đồng ý; 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức, tiến hành khảo sát định lượng chính thức. Phương pháp này sử dụng phần mềm SPSS 25 để xác định những yếu tố được lựa chọn và những yếu tố phải loại bỏ trong bảng hỏi.

Trình tự phân tích dữ liệu được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin qua bảng trả lời khảo sát, tiến hành lọc thông tin/dữ liệu, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 25.

Bước 2: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

3.1.4. Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 11 năm 2021. Theo dự tính sẽ có 120 bảng hỏi được gửi trực tiếp, qua email và qua công cụ Google Docs Forms của Google Drive đến các CBCCVC đang làm việc toàn thời gian tại các đơn vị, phòng giao dịch của UBND Huyện Diên Khánh. Các biến quan sát trong bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 (với sự lựa chọn: 1- Rất không đồng ý, 2- Không

31

đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5 – Rất đồng ý) nhằm đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của CBCCVC UBND Huyện Diên Khánh. Sử dụng thang đo Likert để khảo sát mang lại kết quả có tính khả thi cao bởi bao gồm nhiều mức độ mà đáp viên có thể lựa chọn theo cảm nhận và đánh giá của mình.

Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra và loại bỏ những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu. Thực hiện mã hóa dữ liệu, nhập liệu, làm sạch dữ liệu. Cuối cùng là tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 25 để kiểm định độ tin cậy của thang đo; phân tích nhân tố EFA; phân tích tương quan và hồi quy; kiểm định T-test và ANOVA.

Vì sử du ̣ng phầ n mềm SPSS 25 để xử lý số liê ̣u, nên trong luâ ̣n văn này, tác giả dùng cách biểu diễn số thâ ̣p phân với ngăn cách giữa phần số nguyên và phần trăm bằ ng dấu chấm (.) thay cho cách sử du ̣ng dấu phẩy (,) thông thường cho đồng nhấ t vớ i số liê ̣u kết xuất khi trình bày.

Việc kiểm định mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong chương ba sẽ được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng và thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu khoảng 100 CBCCVC. Trong phần kiểm định này, bảng câu hỏi đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của CBCCVC. Theo đó, kết quả đo lường thông qua việc ghi nhận những nhận xét từ góc độ nhân viên với tổ chức. Phương pháp này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức áp dụng thành công.

Sau khi thu thập xong dữ liệu, tác giả tiến hành kiểm tra và loại bỏ những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, thực hiện mã hóa dữ liệu, nhập liệu, làm sạch dữ liệu và tiến hành các bước phân tích. Trong đó:

Đầu tiên tác giả phân tích Độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên

32

kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ và biến nào cần giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến tổng để loại ra những biến có tầm quan trọng thấp cho khái niệm cần đo lường (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo gồm: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0.8 và gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến 0.8 là thang đo lường sử dụng tốt; từ 0.6 trở lên là thang đo lường đủ điều kiện, có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Về hệ số tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)