Mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 30 - 35)

Trong những năm qua, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học mang tính chất chuyên sâu có liên quan đến sự hài lòng trong công việc trên các lĩnh vực khác nhau được công bố. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC được các tác giả áp dụng bằng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để tìm ra những yếu tố ảnh

19

hưởng đến mức độ hài lòng và thước đo sự hài lòng của CBCCVC, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện sự hài lòng trong công việc qua vài nghiên cứu như sau:

Trần Kim Dung và cộng sự (2005) áp dụng chỉ số mô tả công việc JDI và thuyết nhu cầu của Maslow (1943) để đo lường mức độ hài lòng trong công việc ở Việt Nam bằng cách khảo sát 500 người làm việc. Ngoài năm yếu tố trong mô hình JDI như: (1) Bản chất công việc; (2) Tiền lương; (3) Thăng tiến; (4) Đồng nghiệp; (5) Các giám sát kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm hai nhân tố mới là: (6) Phúc lợi và (7) Điều kiện làm việc. Qua đó, các tác giả đã khẳng định mức độ hài lòng với các nhu cầu vật chất thấp hơn một cách rõ rệt so với sự hài lòng các nhu cầu phi vật chất và hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng của nhân viên đó là bản chất công việc cùng đào tạo và phát triển. Qua kết quả nghiên cứu thì không có sự khác biệt trong ý nghĩa thống kê giữa các nhân viên theo trình độ học vấn nhưng lại có sự khác biệt trong ý nghĩa thống kê theo giới tính, tuổi tác, chức năng thực hiện công việc và thu nhập. Vấn đề của việc nghiên cứu này nhằm kiểm định giá trị các thang đo JDI cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của người Việt Nam như thế nào. Thang đo Likert được xây dựng với 7 mức độ và các tác giả đã dùng phương pháp để xử lý số liệu là phân tích nhân tố EFA và phân tích yếu tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis).

Phan Thị Minh Lý (2011) nghiên cứu đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên Huế". Kết quả cho thấy nhân viên tương đối hài lòng với công việc hiện tại của họ và việc xác định đo lường 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong về công việc của nhân viên, bao gồm: Tính chất và áp lực công việc, thu nhập và các chế độ đãi ngộ, quan hệ và đối xử, triển vọng phát triển của ngân hàng và năng lực lãnh đại, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và phát triển.

Nghiên cứu cuả Nguyễn Thanh Hoài (2013), tác giả đã sử dụng mô hình JDI đã điều chỉnh với 7 nhân tố gồm 5 nhân tố chính của mô hình và 02 nhân tố được thêm vào cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu cũng như tình hình thực tế Việt Nam của Trần Kim Dung (20050 để đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc

20

tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin hữu nghị Việt-Hàn. Nghiên cứu được tiến hành trên 252 nhân viên đang làm việc tại trường, với công cụ thiết lập bao gồm 28 mục thuộc 7 yếu tố: (1) Đặc điểm công việc, (2) Điều kiện làm việc, (3) Thu nhập, (4) Phúc lợi, (5) Đào tạo thăng tiến, (6) Đồng nghiệp và (7) Cấp trên. Kết quả kiểm định cho thấy sự hài lòng chung có liên quan đến 7 yếu tố và qua kiểm định có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên gồm: (1) Đặc điểm công việc, (2) Điều kiện làm việc, (3) Đào tạo thăng tiến, (4) Thu nhập phúc lợi, (5) Đồng nghiệp. Két quả kiểm định đã cho thấy không có sự khác biệt về sự hài lòng trong cá yếu tố cá nhân gồm: Tuổi, giới tính, trình độ, thời gian công tác, bộ phận công tác, vị trí công tác; các yếu tố: công việc, điều kiện làm việc và đào tạo thăng tiến có mức hài lòng cao hơn mức hài lòng chung, các yếu tố còn lại là thu nhập phúc lợi và đồng nghiệp có mức hài lòng thấp hơn mức hài lòng chung.

Nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Thị Ngoc Phương (2013) về các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên chịu sự ảnh hưởng bới 5 nhóm nhân tố: (1) Bản chất công việc, (2) Tiền lương, thưởng và phụ cấp, (3) Quan hệ làm việc, (4) Cơ hội đào tạo và phát triển, (5) Điều kiện vật chất. Các nhóm nhân tố này đo lường thông qua 24 biến quan sát. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc nhằm góp phần thiết thực cho việc hoạch định nguồn nhân lực tại đơn vị công tác và mang lại nhiều hơn về sự hài lòng đối với công việc cho cán bộ trường Đại học.

Ngoài những công trình nghiên cứu đã trình bày con vô số công trình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước có liên quan đến một số vấn đề về nội dung đề tài này như: Franek và Vecera (2010) nghiên cứu sự hài lòng công việc ở Trường Trung cấp nghề tại Indonesia về đặc điểm cá nhân, đặc điểm công việc và phát triển nghề nghiệp; Onukwube (2012) nghiên cứu Mối tương quan của sự hài lòng công việc trong số các nhà khảo sát ở Tổ chức tư vấn tại Thành phố Lagos, Nigeria; Peerapong và cộng sự (2013) nghiên cứu. Ảnh hưởng của đặc điểm công việc và sự hài lòng công việc tác động đến thị trường lao động của sinh viên mới tốt nghiệp ở Thái Lan; Trần Minh Hiếu (2013) nghiên cứu Sự hài lòng của giảng viên trong

21

giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang; Giao Hà Quỳnh Uyên (2015) nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên văn phòng tại Tổ chức phần mềm FPT Đà Nẵng" v.v... Các công trình nghiên cứu này cho thấy trong quá trình làm việc của CBCCVC có sự hài lòng trong công việc hoặc không hài lòng trọng công việc của mình theo các yếu tố như trên. Vì vậy hiệu quả và hiệu suất làm việc bới sự hài lòng, sự hài lòng trong công việc của tổ chức sẽ bị ảnh hưởng và đó là điều quan trọng giúp người lao động nỗ lực, gắn bó hơn với công việc và tổ chức của mình.

Đối với các nghiên cứu này, nhìn nhận từ góc độ thực tế, có thể thấy rằng trong suốt quá trình làm việc của CBCCVC ít nhiều họ sẽ có sự hài lòng hoặc không hài lòng trong công việc của mình theo các nhân tố nói trên. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiêu quả, hiệu suất làm việc của tổ chức, đơn vị bởi sự hài lòng, hài lòng trong công việc chính là điều kiện quan trọng giúp họ nỗ lực, gắn bó hơn với công việc và tổ chức của mình. Đây cũng là nền tảng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu đối với đề tài này mà tác giả đã đúc kết được từ các nghiên cứu trên (Bảng 2.1)

22

Bảng 2.1: Tồng hợp nghiên cứu của các tác giả

S T T

Tác giả

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

Đặc điểm công việc (1) Bản chất công việc (2) Đặc điểm nhân (3) Thu nhập (4) Quan hệ làm việc (5) hội đào tạo phát triển (6) Điều kiện làm việc (7) Phúc lợi (8) Đánh giá thành tích (9) 1 Smith và cộng sự (1969) X X X X 2 Ting (1997) X X 3 Ludy (2005) X X X X X 4 Boeve (2007) X X X X X 5 Franek và Vecera(2010) X X 6 Onukwube (2012) X X X X X 7 Peerapong và cộng sự (2013) X 8 Trần Kim Dung và cộng sự (2005) X X X X X X X 9 Phan Thị Minh Lý (2011) X X X X X X X

10 Nguyễn Thanh Hoài (2013) X X X X X X X

11 Trần Minh Hiếu (2013) X X X X

12 Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự (2013)

X X X X X

13 Giao Hà Quỳnh Uyên (2015) X X X X X X

Tổng cộng

8/13 5/13 7/13 10/13 9/13 10/13 6/13 3/13 3/13

23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)