Tồng hợp nghiên cứu của các tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 34 - 38)

S T T

Tác giả

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng

Đặc điểm cơng việc (1) Bản chất công việc (2) Đặc điểm nhân (3) Thu nhập (4) Quan hệ làm việc (5) hội đào tạo phát triển (6) Điều kiện làm việc (7) Phúc lợi (8) Đánh giá thành tích (9) 1 Smith và cộng sự (1969) X X X X 2 Ting (1997) X X 3 Ludy (2005) X X X X X 4 Boeve (2007) X X X X X 5 Franek và Vecera(2010) X X 6 Onukwube (2012) X X X X X 7 Peerapong và cộng sự (2013) X 8 Trần Kim Dung và cộng sự (2005) X X X X X X X 9 Phan Thị Minh Lý (2011) X X X X X X X

10 Nguyễn Thanh Hoài (2013) X X X X X X X

11 Trần Minh Hiếu (2013) X X X X

12 Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự (2013)

X X X X X

13 Giao Hà Quỳnh Uyên (2015) X X X X X X

Tổng cộng

8/13 5/13 7/13 10/13 9/13 10/13 6/13 3/13 3/13

23

2.4. GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.4.1. Mơ hình nghiên cứu 2.4.1. Mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở mơ hình chỉ số mơ tả cơng việc được phát triển bởi Smith và cộng sự (1969) kết hợp với tham khảo các nghiên cứu tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này với đặc thù của ngành sản xuất thuốc làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc và độc hại, qua tiến hành nghiên cứu định tính cho thấy yếu tố “Điều kiện làm việc” là một yếu tố được người lao động đánh giá có ý nghĩa.

Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả bổ sung thêm nhân tố “điều kiện làm việc” và lãnh đạo vào mơ hình nghiên cứu. Như vậy mơ hình nghiên cứu sẽ gồm 06 nhân tố như sau:

(1) Công việc (Work itself)

(2) Cơ hội đào tạo và phát triển (Advancement opportunities) (3) Thu nhập (Salary)

(4) Lãnh đạo (Supervisor support) (5) Đồng nghiệp (Co-worker relations). (6) Điều kiện làm việc

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu Sự hài lịng trong cơng việc

24

2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Công việc (bản chất công việc) là những nội dung của công việc phù hợp với năng lực của CBCCVC, tạo cảm hứng cho CBCCVC phát huy được khả năng của mình. Bố trí cơng việc phù hợp sẽ khai thác được tiềm năng người lao động, tăng năng suất lao động và làm cho người lao động cảm thấy thối mái trong cơng việc họ thực hiện. Nói cách khác người lao động sẽ cảm thấy hài lịng với cơng việc được giao nếu công việc cơng việc đó là phù hợp với khả năng của họ. Điều này được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Jonh.D Pettit và cộng sự (1997), nghiên cứu của T. Ramayah và cộng sự (2001) tại Malaysia, nghiên cứu của Kinicki và cộng sự (2002), nghiên cứu của Luddy (2005), nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), của Nguyễn Liên Sơn (2008), của Nguyễn Thị Thu Thủy (2011) v.v... đều cho thấy người lao đơng hài lịng với bản chất cơng việc được giao có ảnh hưởng đến sự hài lịng của họ về cơng việc. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu

H1: Cơng việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của nhân viên đối với công việc.

Cơ hội đào tạo và phát triển là thể hiện việc người lao động được trao cơ hội đào tạo nâng cao kỹ năng phục vụ công việc và khả năng họ được đề bạt lên những vị trí cao hơn. Người lao động sẽ cảm thấy được hài lịng với những cơng việc cho họ cơ hội đào tạo và giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy việc tạo các cơ hội đào tạo và đề bạt thăng tiến sẽ làm cho người lao động cảm thấy hài lịng đối với cơng việc. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu Spector (1985), Ironson và cộng sự (1989), Pettit và cộng sự (1997), Ramayah và cộng sự (2001) Stanton và cộng sự (2001), Kinicki và cộng sự (2002), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Phạm Văn Mạnh (2012) v.v... Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết:

H2: Cơ hội đào tạo và phát triển có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng chung của CBCCVC đối với công việc.

25

Thu nhập là khoản thù lao người lao động thu được từ cơng việc của mình ở tổ chức. Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu về thu nhập đương đương với các nhu cầu cơ bản, nhu cầu sinh lý. Nhìn chung thì cùng một mức độ công việc người lao động sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi thu nhập của họ cao hơn, ngoài ra các yếu tố về công bằng trong thu nhập cũng được người lao động đánh giá cao (thu nhập so sánh). Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Arthur G. Bedeian và cộng sự (1992), Pettit và cộng sự (1997), Ramayah và cộng sự (2001) Stanton và cộng sự (2001), Kinicki và cộng sự (2002), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Phạm Văn Mạnh (2012) v.v... Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết nghiên cứu:

H3: Thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của CBCCVC đối với cơng việc.

Lãnh đạo là cấp trên, là người quản lý của nhân viên, lãnh đạo đem đến cho nhân viên sự hài lịng thơng qua việc giao tiếp, thể hiện sự quan tâm, đối xử cơng bằng và ghi nhận các đóng góp của nhân viên. Nói cách khác nhân tố lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu Spector (1985), Pettit và cộng sự (1997), Lilia Cortina và Magley (2011), Ramayah và cộng sự (2001), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), v.v… vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết:

H4: Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của CBCCVC đối với công việc.

Đồng nghiệp là những người làm cùng một vị trí với nhau, có nội dung cơng việc thực hiện tương tự nhau. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp và mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ. Người lao động sẽ cảm thấy hài lịng với cơng việc nếu cơng việc của họ được hỗ trợ tốt từ đồng nghiệp, đồng nghiệp thân thiện và giúp đỡ nhau trong cơng việc cũng như có sự cạnh tranh cơng bằng về các phần thưởng và đề bạt trong tổ chức. Hay nói cách khác người lao động sẽ cảm thấy hài lịng với cơng việc

26

hơn khi họ có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Ramayah và cộng sự (2001), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Phạm Văn Mạnh (2012) v.v... vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

H5: Đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng chung của CBCCVC đối với cơng việc.

Điều kiện làm việc là tình trạng nơi làm việc của CBCCVC nó bao gồm những yếu tố như: sự an toàn của nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công việc của người lao động v.v... Người lao động được cung cấp một điều kiện làm việc tốt sẽ đánh giá tốt về cơng việc của mình, ngược lại họ sẽ cảm thấy bất mãn với điều kiện làm việc mà họ phải chấp nhận. Điều này đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu của Spector (1985), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Phạm Văn Mạnh (2012) v.v... Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết:

H6: Điều kiện làm việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng chung của CBCCVC đối với công việc.

Điều kiện làm việc là các yêu cầu về vật chất và tinh thần khi thực hiện 1 cơng việc nào đó. Nó bao gồm quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện nhiệm vụ đó. Điều kiện làm việc thể hiện trong Hợp đồng lao động, qui chế làm việc của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)