Từ kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu ta thấy khi áp dụng chỉ số JDI cho nghiên cứu các thang đo (câu hỏi điều tra) trong điều kiện nghiên cứu tại tổ chức Nhà nước cho thấy chúng hình thành những khái niệm khác so với mô hình gốc. Điều này cho thấy đối với những môi trường văn hóa khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau v.v... có thể có những ảnh hưởng đến cảm nhận của CBCCVC về công việc. Những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với một môi trường văn hóa này nhưng lại không có ảnh hưởng đối với môi trường văn hóa khác hoặc cách hiểu về các khái niệm đối với các môi trường văn hóa có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy “sự hài lòng chung” chịu tác động trực tiếp của hai nhân tố là (1) “điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống”, (2) “lãnh đạo và phân phối thu nhập công bằng”.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm CBCCVC phân chia theo giới tính về “sự hài lòng chung” và các nhân tố khác. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt giữa các nhóm CBCCVC phân loại theo trình độ học vấn, nhóm tuổi, vị trí làm việc và thu nhập. Dưới đây là tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và sơ đồ tác động giữa các khái niệm.
78
Bảng 4.29: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung Kết quả kiểm định
H1
Sự hài lòng về nhân tố “điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống” càng cao
thì sự hài lòng với công việc càng cao. Chấp nhận
H2
Sự hài lòng về nhân tố “lãnh đạo và phân phối thu nhập công bằng” càng cao thì sự hài lòng với công
việc càng cao. Chấp nhận
H3 Sự hài lòng về nhân tố “bản chất công việc và đào tạo chuyên môn” càng cao thì sự hài lòng đối với
công việc càng cao. Bác bỏ
Nguồn: Tác giả
Hình 5.2: Mối quan hệ giữa các khái niệm
Nguồn: Tác giả