Để kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm CBCCVC có thu nhập khác nhau ta sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai (ANOVA), kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.28: Phân tích phương sai với biến thu nhập
Sum of Squares df Mean Square F Sig. DC Between Groups 17.836 3 5.945 31.186 0 Within Groups 44.419 152 0.191 Total 62.255 155 LP Between Groups 5.986 3 1.995 11.104 0 Within Groups 41.867 152 0.18 Total 47.853 155 HL Between Groups 7.259 3 2.42 12.2 0 Within Groups 46.21 152 0.198 Total 53.469 155 Nguồn: Tác giả
Đối với biến DC, kiểm định F giữa các nhóm có p-value =.000<0.05, do đó có thể kết luận có sự khác nhau giữa các nhóm CBCCVC có thu nhập khác nhau. Kiểm định Post Hoc Test với giá trị Tamhane và Dunnett T3 cho thấy không có sự khác nhau giữa nhóm thu nhập dưới 3 triệu và từ nhóm từ 3 triệu đến 5 triệu, tuy nhiên lại có sự khác biệt giữa các nhóm còn lại với nhau và với hai nhóm dưới 3 triệu và nhóm từ 3 triệu đến 5 triệu. Điều này cũng được thể hiện trên đồ thị như sau:
71
Hình 4.8: Kiểm định F giữa các nhóm có p-value =.000<0.05
Nguồn: Tác giả Đối với biến LP, kiểm định F giữa các nhóm có giá trị p-value = 0.000<0.05, do đó có thể kết luậ n giữa có sự khấc nhau giữa các nhóm có thu nhập khác nhau về biến LP. Kiểm định Post Hoc Test với giá trị Tamhane và Dunnett T3 cho thấy có sự giữa tất cả các nhóm. Điều này được thể hiện trên đồ thị như sau:
Hình 4.9: Kiểm định F giữa các nhóm có giá trị p-value = 0.000<0.05
72
Đối với biến phụ thuộc HL, kiểm định F giữa các nhóm có p-value =.000<0.05, do đó có thể kết luận có sự khác nhau giữa các nhóm CBCCVC có thu nhập khác nhau về biến HL. Kiểm định Post Hoc Test với giá trị Tamhane và Dunnett T3 cho thấy không có sự khác nhau giữa các nhóm có thu nhập dưới 5 triệu/tháng, nhưng lại có sự khác nhau giữa các nhóm có thu nhập trên 5 triệu với nhau và trên 5 triệu với các nhóm có thu nhập dưới 5 triệu. Đồ thị thể hiện như sau:
Hình 4.10: Kiểm định F giữa các nhóm có p-value =.000<0.05
Nguồn: Tác giả
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 4
Trong Chương 4 , luận văn đã trình bày kết quả phân tích như đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội, kiểm định giả thuyết và đã chứng minh rằng yếu tố điều kiện làm việc và cơ hội phát triển là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của CBCCVC với công việc. Bên cạnh đó, tuy không lớn bằng yếu tố điều kiện làm việc và cơ hội phát triển nhưng các yếu tố lãnh đạo và phân phối thu nhập công bằng cũng có tác động đến sự hài lòng của CBCCVC với công việc. Qua phương pháp kiểm định T-test và phân tích ANOVA cho ta thấy được sự hài lòng của CBCCVC giữa nam với nữ là như nhau, tuy nhiên lại có sự khác biệt giữa các nhóm CBCCVC phân loại theo trình độ học vấn, nhóm tuổi, vị trí làm việc và thu nhập.
Trong chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra kết luận và gợi ý một số đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ