Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 40)

1.4.1. Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp

1.4.1.1. Đối thủ cạnh tranh

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế luôn tồn tại đối thủ cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp đó cần phải biết được làm cách nào đó để tăng được sức cạnh tranh của mình trên thị trường, làm thế nào đó để doanh nghiệp đạt được thị phần cao nhất trong khu vực. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những yếu tố thúc đẩy cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một đội ngũ nhân lực đông đảo nhưng đồng thời đội ngũ nhân lực đó phải nắm vững được đầy đủ các kiến thức chuyên môn, nắm được các kĩ năng, kĩ sảo để thực hiện công việc, mới có thể nâng cao năng sất lao động của doanh nghiệp đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh trong doanh nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp thực hiện được điều này? Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ đối với toàn doanh nghiệp mà còn đối với từng bộ phận nhân viên trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Do đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm đúng mức để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.1.2. Chính sách của nhà nước đối với công tác đào tạo và phát triển củadoanh nghiêp doanh nghiêp

Các chủ chương chính sách của nhà nước đã ảnh hưởng gián tiếp tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, cụ thể là nhà nước đã thực hiện các chính sách như xóa đói giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách thất nghiệp... các chính sách này nhằm nâng cao đời sống cho người lao động. Ngoài ra các chính sách của nhà nước về tạo việc làm cho người lao động đã khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và phát triển do đó công tác đào tạo cho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp càng ngày càng được chú trọng nhiều hơn.

Sự thay đổi về các chính sách của nhà nước thể chế thành các điều luật mà liên quan tới sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải cử nhân viên đi đào tạo để đáp ứng được sự thay đổi đó trong chính sách của nhà nước.

Hiện nay, việc đào tạo trong và ngoài nước ta còn nhiều tồn tại. Nguồn nhân lực cung ứng vào thị trường lao động tương đối lớn. Với dân số ước tính khoảng 94 triệu người vào năm 2018, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,61 triệu người, chiếm 59,5%, Việt Nam vẫn trong thời kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động dồi dào và tương đối ổn định. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu lao động của thị trường ngày càng lơn. Đó là do nguồn nhân lực của nước ta mặc dù được đào tạo nhưng chất lượng nhân lực cung ứng vào thị trường lao động không cao, đa số không đáp ứng được nhu cầu của những công ty nước ngoài và một phần lớn không đáp ứng được vào những doanh nghiệp trong nước. Điều này thứ nhất là do cơ cấu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nước ta chưa phù hợp. Thứ hai, các trung tâm đào tạo mặc dù đã cải tiến chương trình đào tạo nhưng vẫn chưa có cách để nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực làm cho nguồn nhân lực trình độ thấp còn nhiều trong khi công việc đòi hỏi trình độ cao đang thiếu trầm trọng. Thực trạng đã cho thấy tỉ lệ thất nghiệp nước ta vẫn tăng cao qua các năm. (Lê Kim Dung, 2018).

Với một thực tế như vậy đòi hỏi các trung tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải có sự phối hợp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp để nguồn nhân lực có chất lượng tốt hơn.

1.4.1.3. Môi trường kinh doanh

Việc nguồn nhân lực thích ứng tốt với môi trường biến đổi phức tạp hiện nay sẽ cho hiệu quả công việc cao. Môi trường kinh doanh càng năng động, cạnh tranh cao thì lợi thế canh tranh về nhân lực càng cao và ngày một quan trọng hơn. Do vậy việc nâng cao cả về số và chất nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ làm cho quá trình sản xuất ra sản phẩm được rút ngắn đi nên doanh nghiệp ngày càng phải đổi mới để phù hợp với thị trường phù hợp với những công nghệ mới và điều này thì phải tạo ra những con người để điều hành những công nghệ đó. Vậy việc đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng để việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn trên đà tiến tới không bị ngưng trệ. (Nguyễn Tiến Dũng, 2011).

1.4.1.4. Thị trường lao động

Thị trường lao động được kết cấu đặc trưng bởi số lượng và chất lượng lao động. Thị trường lao động mà có số lượng nhiều và chất lượng tốt thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc tuyển được nhiều lao động phù hợp với yêu cầu công việc của mình mà không phải tốn kinh phí đào tạo lại. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp tuyển được nhiều lao động có chất lượng cao thì kho môi trường kinh doanh thay đổi số lao động đó sẽ có khả năng nắm bắt và nhanh nhạy thay đổi theo. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp phát triển nhanh hơn.

Ngược lại, nếu thị trường lao động có chất lượng không cao thì việc tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì phải đào tạo lại gây tốn thêm một khoản kinh phí đào tạo không nhỏ, hơn nữa khi môi trường thay đổi thì doanh nghiệp cũng phải tốn thêm chi phí để bồi dưỡng, đào tạo lại họ nhiều hơn.

Thị trường Việt Nam hiện nay đang có nhiều cơ hội để phát triển như có lực lượng lao động dồi dào ít phải thuê thêm lao động, có nền kinh tế đa dạng ngành nghề. Tuy nhiên chất lượng đào tạo còn thấp nên cho chất lượng nguồn nhân lực không cao. Vấn đề cần đặt ra với nước ta là làm thế nào để tận dụng và phát triển nguồn nhân lực dồi dào đó. (Lê Kim Dung, 2018).

1.4.1.5. Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên thế giới đã dẫn tới sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự phát triển trong phong cách quản lý, sự phát triển về máy móc, công nghệ thông tin, đôi khi thay đổi trong cả tác phong làm việc của người lao động... do đó doanh nghiệp thường xuyên phải thực hiện công tác đào tạo trong doanh nghiệp mình để đáp ứng được sự thay đổi đó của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Trước hết họ phải được đào tạo được các kĩ năng để sử dụng được máy vi tính, các loại máy móc hiện đại, sau là các kĩ năng quản lý, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp... như thế mới có thể làm được công việc trong tổ chức trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay. Và quan trọng hơn hết đó là bất kì công nghệ mới nào có liên quan tới các các sản phẩm dịch vụ trong doanh nghiệp, như sự thay đổi về tính năng của sản phẩm sự thay đổi về mẫu mã của sản phẩm... đòi hỏi doanh nghiệp cần tổ chức nhiều hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao hiểu biết của họ trong việc tiếp thu công nghệ sản phẩm mới.

Như vậy tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng riêng đòi hỏi cán bộ đào tạo cần có những biện pháp riêng nhằm phát huy tối đa từng yếu tố để nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. (Phạm Hoàng Thúy Linh, 2018).

1.4.2. Những nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp1.4.2.1. Mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 1.4.2.1. Mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu sản xuất kinh doanh chi phối cả vận mệnh của toàn doanh nghiệp đó. Do đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng chịu tác động bởi mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển của mình thì doanh nghiệp đều có những mục tiêu sản xuất kinh doanh riêng làm cho công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp cũng thay đổi theo từng giai đoạn do đó mà công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng luôn thay đổi tùy theo xu thế phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể là khi mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những thay đổi thì

công tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi để phù hợp với mô hình mới đó. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu và chiến lược của riêng mình, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra từ đầu.

Mỗi một doanh nghiệp khi thành lập đều có mục tiêu phát triển riêng có của mình và tất nhiên đều hướng tới mục đích là đạt được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có những hướng khác nhau để đạt được mục tiêu đó và họ đều có chiến lược kinh doanh của mình. Như có doanh nghiệp thì muốn sản phẩm mình giá cao, chất lượng cao hay mẫu mã đẹp sang trọng để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp có thu nhập cao. Hay có doanh nghiệp lại mục tiêu cung ứng cho khách hàng là tầng lớp trung có thu nhập bình thường để họ sản xuất ra những sản phẩm hạng trung có giá rẻ. Như vậy, với mỗi loại chiến lược khác nhau thì họ có những hoạt động sản xuất khác nhau. Doanh nghiệp nào sản xuất hàng chất lượng cao, giá cao thì việc đầu tư vào đội ngũ sáng chế, công nghệ, công nhân phải có kĩ thuật cao và ngược lại. Từ đó ta thấy được việc đào tạo sẽ khác nhau với mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp khác nhau.

Ngoài ra, tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp khác nhau mà cũng có những phương pháp, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho họ cũng khác nhau. Như ngành công nghệ thì đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao nên công tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp đó cũng cần có những phương pháp tốt hơn, chi phí sẽ nhiều hơn. Trong khi đó, ngành may mặc thì đòi hỏi đào tạo ngắn hạn thường xuyên hơn, chi phí ít hơn nhưng số lượng đào tạo nhiều. (Hà Văn Hội, 2009).

1.4.2.2. Quan điểm và chính sách của doanh nghiệp về công tác đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực triển nguồn nhân lực

Đi đôi với công tác đào tạo, doanh nghiệp sử dụng các chính sách khuyến khích sau đào tạo sẽ thu hút được đông đảo người lao động tham gia và hưởng ứng như: chính sách tạo cơ hội thăng tiến, chính sách về lương, thưởng, chính sách thuyên chuyển cán bộ. Các chính sách đó có ảnh hưởng sâu rộng tới công tác đào

đề bạt lên những chức vụ cao hơn, như thế người lao động sẽ tham gia một cách nhiệt tình, không chỉ vì quyền lợi của họ mà còn vì lợi ích cho công ty. Ngoài ra chính sách tài chính trong và sau đào tạo sau đào tạo cũng làm nguồn động viên cổ vũ khích lệ người lao động tham gia vào cùng thực hiện công tác đào tạo tốt hơn, ví dụ sau đào tạo người lao động được bố trí thực hiện công việc phức tạp hơn và được hưởng mức lương cao hơn như thế sẽ tạo ra một động lực lớn để họ đi học và ủng hộ nhiệt tình vào công tác đào tạo của doanh nghiệp mình.

Ngoài các chính sách cụ thể trên thì những quan điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi môi trường thay đổi các nhà lãnh đạo nếu nắm bắt được nhanh nhạy sẽ đưa ra những quan điểm đúng đắn phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với môi trường thay đổi đó. Từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn và tiết kiệm được kinh phí đáng kể. Hơn nữa, việc định hướng đào tạo của các cấp lãnh đạo đúng đắn sẽ giúp cho việc thực hiện công tác đào tạo thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Nếu lãnh đạo một doanh nghiệp quan tâm nhiều tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì họ quan tâm nhiều hơn tới sự thay đổi của công nghệ, thông tin mới về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, về tính năng mới của sản phẩm, và từ đó họ quan tâm tới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được sự thay đổi đó. Định hướng đào tạo sẽ do phòng tổ chức soạn thảo và trình lãnh đạo duyệt, do đó mà ý kiến của lãnh đạo thực sự sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình. (Đỗ Thanh Năm, thu hút và giữ chân người giỏi, Nhà xuất bản Trẻ, năm 2006).

1.4.2.3. Đặc điểm sản xuất, trình độ công nghệ và cơ sở vật chất của doanhnghiệp nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp đều có một ngành nghề kinh doanh khác nhau, mỗi ngành nghề kinh doanh đều có trình độ công nghệ khác nhau nên đòi hỏi mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp cần phải có những phương pháp đào tạo riêng. Ví dụ đối với các ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu đó là các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ..., ứng với mỗi loại hình hoạt

động thì mỗi ngân hàng đều có những công nghệ riêng, và các ngân hàng đã thường xuyên cập nhật những kiến thức Ngân hàng mới trên thế giới, mỗi khi cập nhật như thế thì cần phải phổ biến rộng tới từng đối tượng nhân viên, chính vì thế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn luôn được chú trọng một cách thường xuyên và liên tục. Và không chỉ đối với hoạt động Ngân hàng mà còn có rất nhiều hoạt động kinh doanh khác, đòi hỏi công tác đào tạo và phát triển thường xuyên được thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, phục vụ ngày càng tốt hơn mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Cụ thể là nếu quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì số lượng đào tạo cũng càng lớn, và đồng thời chi phí cho công tác đào tạo cũng phải lớn và đòi hỏi công tác tổ chức đào tạo cũng cần phải chặt chẽ để đảm bảo được số lượng đông nhân viên trong công ty đều được hưởng các chế độ đào tạo của công ty. Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì công tác đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực mặc dù ít hơn nhưng đòi hỏi cũng phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh, có như thế mới có thể phát triển được chất lượng nguồn nhân lực, từ đó phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp phát triển đi lên từ quy mô hoạt động nhỏ đến quy mô lớn hơn, chiếm được vị trí và vị thế trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trên khu vực và trên thế giới. (Hà Văn Hội, 2009).

1.4.2.4. Nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp

Đối tượng của hoạt động đào tạo chính là nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp. Do đó nguồn nhân lực có chất lượng như thế nào ảnh hưởng lớn tới công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)