Xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 31 - 34)

Nhu cầu đào tạo là sự thiếu hụt khả năng thực hiện công việc của người lao động so với yêu cầu công việc về một lĩnh vực nào đó. Do vậy, việc xác định nhu cầu đào tạo là một vấn đề cần được doanh nghiệp quan tâm trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Xác định nhu cầu là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần được đào tạo, đào tạo kỹ năng nào. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện công việc.

Các doanh nghiệp muốn xác đinh nhu cầu đào tạo thì cần tiến hành phân tích doanh nghiệp, phân tích công việc và phân tích chi tiết người lao động.

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Lựa chọn và huấn luyện giáo viên

Lựa chọn chương trình và phương pháp đào tạo

Đánh giá lại nếu cần thiết Các quy trình đánh giá được xác định phần nào bởi sự có thể đo lường được các mục tiêu

Tổ chức, triển khai đào tạo Dự tính chi phí đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo Xác định nhu cầu đào tạo

Phân tích doanh nghiệp là việc xác định mục tiêu, kết quả kinh doanh cần đạt được trong một thời kỳ nhất định, những chính sách về sử dụng và thăng tiến cán bộ.Để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu trong đó có biện pháp cho sự phát triển nguồn nhân lực.

Phân tích công việc là việc xem xét nhu cầu về kiến thức, kỹ năng mà người lao động cần phải có để thực hiện một công việc cụ thể. Tổ chức phân tích kết quả thực hiện công việc hiện tại của người lao động thông qua hệ thống đánh giá thực hiện công việc. Từ đó tìm ra những yếu kém, những thiếu hụt về khả năng thực hiện công việc của người lao động so với yêu cầu của công việc đang đảm nhận, với mục tiêu dự kiến đã định trước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức, kỹ năng của người lao động để tìm nhu cầu đào tạo.

Phân tích lao động là dựa vào những đặc điểm về trình độ, khả năng nghề nghiệp hay những mong muốn của người lao động để làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo.

Với cách xác định nhu cầu đào tạo như vậy sẽ đảm bảo được tính chính xác, phù hợp thực tế và tạo động lực cho người lao động tham gia đào tạo.

Trên thực tế có hai loại lao động là lao động kỹ thuật và lao động quản lý. Các doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm riêng của mình mà có cách xác định nhu cầu đào tạo khác nhau.

Với lao động kỹ thuật

- Dùng phương pháp tính căn cứ vào tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cần thiết cho từng loại sản phẩm và quỹ thời gian của lao công nhân viên kỹ thuật tương ứng.

Công thức: KTi = Ti / Qi x Hi (1)

Trong đó:

KTi : nhu cầu công nhân viên thuộc nghề(chuyên môn) i

Ti : Tổng hao phí thời gian lao đông kỹ thuật thuộc nghề(chuyên môn) i cần thiết để sản xuất.

Hi : Khả năng hoàn thành vượt mức ở kỳ triển vọng của lao động chuyên môn i. - Phương pháp tính căn cứ vào số lương máy móc cần thiết cho sản xuất, mức đảm nhiệm của một công nhân kỹ thuật và hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị.

Công thức: KT = SM x Hca / N (2)

Trong đó:

SM: Số lượng máy móc, trang thiết bị cần thiết ở thời kỳ triển vọng Hca: Hệ số ca làm việc của máy móc, trang thiết bị

N: Số lượng máy móc, trang thiết bị do công nhân viên kỹ thuật phải tính. - Phương pháp chỉ số

Dự đoán cầu công nhân kỹ thuật căn cứ vào chỉ số tăng của sản phẩm, chỉ số tăng của công nhân trên tổng số công nhân viên và chỉ số tăng năng suất lao động ở kỳ kế hoạch.

Công thức tính: Ikt = Isp x It / Iw (3) Trong đó:

Ikt : Chỉ số tăng công nhân viên kỹ thuật Isp: Chỉ số tăng sản phẩm

It: Chỉ số tăng tỉ trọng công nhân kỹ thuật trên tổng số Iw: Chỉ số tăng năng suất lao động

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS Nguyễn Vân Điềm, 2007)

Với lao động quản lý: phụ thuộc phần lớn vào sự tự nguyện của mỗi người

và cách đánh giá của người lao động quản lý cấp cao hơn.

Từ những căn cứ trên ta có sơ đồ xác định nhu cầu đào tạo: Công việc

sắp tới Tương lai

Công việc hiện nay

Sơ đồ 1.2: Xác định nhu cầu đào tạo

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm, 2007, Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động Xã hội)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 31 - 34)