Chính sách của nhà nước đối với công tác đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 41 - 42)

doanh nghiêp

Các chủ chương chính sách của nhà nước đã ảnh hưởng gián tiếp tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, cụ thể là nhà nước đã thực hiện các chính sách như xóa đói giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách thất nghiệp... các chính sách này nhằm nâng cao đời sống cho người lao động. Ngoài ra các chính sách của nhà nước về tạo việc làm cho người lao động đã khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và phát triển do đó công tác đào tạo cho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp càng ngày càng được chú trọng nhiều hơn.

Sự thay đổi về các chính sách của nhà nước thể chế thành các điều luật mà liên quan tới sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải cử nhân viên đi đào tạo để đáp ứng được sự thay đổi đó trong chính sách của nhà nước.

Hiện nay, việc đào tạo trong và ngoài nước ta còn nhiều tồn tại. Nguồn nhân lực cung ứng vào thị trường lao động tương đối lớn. Với dân số ước tính khoảng 94 triệu người vào năm 2018, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,61 triệu người, chiếm 59,5%, Việt Nam vẫn trong thời kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động dồi dào và tương đối ổn định. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu lao động của thị trường ngày càng lơn. Đó là do nguồn nhân lực của nước ta mặc dù được đào tạo nhưng chất lượng nhân lực cung ứng vào thị trường lao động không cao, đa số không đáp ứng được nhu cầu của những công ty nước ngoài và một phần lớn không đáp ứng được vào những doanh nghiệp trong nước. Điều này thứ nhất là do cơ cấu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nước ta chưa phù hợp. Thứ hai, các trung tâm đào tạo mặc dù đã cải tiến chương trình đào tạo nhưng vẫn chưa có cách để nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực làm cho nguồn nhân lực trình độ thấp còn nhiều trong khi công việc đòi hỏi trình độ cao đang thiếu trầm trọng. Thực trạng đã cho thấy tỉ lệ thất nghiệp nước ta vẫn tăng cao qua các năm. (Lê Kim Dung, 2018).

Với một thực tế như vậy đòi hỏi các trung tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải có sự phối hợp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp để nguồn nhân lực có chất lượng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 41 - 42)