- Xây dựng chiến lược duy trì và phát triển nguồn nhân lực dài hạn để đáp ứng được yêu cầu phát triển của Techcombank trong 5 đến 10 năm tới. Hàng năm, lập kế hoạch cụ thể, truyền thông trực tiếp tới các đơn vị, trích lập nguồn vốn để đào tạo các nhân viên nhằm tăng khả năng đáp ứng và năng lực phục vụ của nhân viên đối với khách hàng. Định kỳ có những đợt kiểm tra, đánh giá và xếp loại nhân viên, trên cơ sở đó sẽ ưu tiên, bồi dưỡng và khen thưởng những nhân viên giỏi, xuất sắc.
- Trung tâm đào tạo của Hội sở luôn phải tìm hiểu, cập nhật, nghiên cứu và đề ra quy chế áp dụng mới, hiện đại, thuận tiện nhằm đáp ứng những yêu cầu khác
- Thường xuyên theo dõi, thăm dò nhu cầu của cán bộ nhân viên trong từng thời điểm cụ thể, từ đó thiết kế những khóa học phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của cán bộ nhân viên.
- Tổ chức đào tạo, định hướng cho một lượng giảng viên nội bộ. Thường xuyên hơn tổ chức các khóa đào tạo tại đơn vị mà giảng viên là những người hàng ngày, hàng giờ làm việc trực tiếp với cán bộ nhân viên.
KẾT LUẬN
Sau ngày Việt Nam gia nhập WTO, đã có 3 ngân hàng nước ngoài được thành lập 100% vốn nước ngoài là HSBC, Standard Chatered và ANZ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sắp tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng mạnh, nổi tiếng từ nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam. Để đứng vững trước sức cạnh tranh, Techcombank cần đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ðây là vấn đề sống còn của Techcombank nói riêng và các tổ chức tín dụng trong nước nói chung. Vì vậy, đề tài này được nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với Techcombank, xác định một trong những chiến lược của ngân hàng là phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh đã tương đối đáp ứng được nhu cầu công việc thể hiện ở những thành tựu đã đạt được ví dụ như chất lượng cán bộ nhân viện của Ngân hàng không ngừng được nâng cao qua các năm, chương trình đào tạo đã thống nhất và đảm bảo chất lượng, lựa chọn đối tượng đào tạo dân chủ, công khai, đội ngũ giảng viên đầy đủ cả về số lượng và chất lượng... Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập như sự lựa chọn giảng viên chưa chuyên nghiệp, việc đánh giá sau đào tạo còn chưa có tính sát với thực tế cao, tại các vị trí lãnh đạo trực tiếp chưa sát trong việc hỗ trợ nhân viên hoạch định định hướng đào tạo và kế hoạch phát triển của bản thân. Chính vì đó, Ngân hàng cần phải không ngừng áp dụng các công nghệ đào tạo mới để nâng cao chất lượng về mọi mặt trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và năng lực thực hiện, Luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu đối với mô hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh, trong khi hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng khác có nhiều thay đổi cần phải học hỏi. Hy vọng trong tương lai, với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng và sự tâm huyết hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh sẽ ngày càng phát triển vững mạnh, trở thành chi nhánh điển hình trong
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương, 2013, Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Đỗ Thanh Năm, 2006, Thu hút và giữ chân người giỏi, Nhà xuất bản Trẻ. 3. Hà Văn Hội, 2009, Văn hóa trong quản trị nhân lực, Tạp chí khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Lê Kim Dung, 2018, Chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập, Báo diễn đàn doanh nghiệp, số 08.
5. Lê Thanh Hà, 2009, Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 6. Lê Thị Mỹ Linh, 2009, Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2007, Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
8. Nguyễn Quốc Tuấn, 2006, Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê. 9. Nguyễn Tiệp, 2005, Nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động – Xã hội. 10. Nguyễn Tiến Dũng, 2011, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, số Q1/2011, tập 14.
11. Nguyễn Thị Hoa, 2008, Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Long Biên,
Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Lao động Xã hội.
12. Nguyễn Thị Nghĩa, 2012, Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế quốc dân.
13. Trần Kim Dung, 2006, Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê. 14. Trần Minh Nhật, 2009, Phương pháp sử dụng nguồn nhân lực, Nhà xuất bản
Thời đại.
15. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2012, Kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
16. Tổ chức đào tạo PTC, 2013, Vai trò của đào tạo trong doanh nghiệp.
17. Viện khoa học giáo dục Việt Nam, 2013, Hội thảo về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế.
18. Võ Văn Tiến, 2010, Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí khoa học và công nghệ Đà Nẵng, Số 5.
19. Báo cáo đào tạo Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm2015 20. Báo cáo đào tạo Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm 2016. 21. Báo cáo đào tạo Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm 2017. 22. Báo cáo nhân sự Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm 2015. 23. Báo cáo nhân sự Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm 2016. 24. Báo cáo nhân sự Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm 2017.
25. Báo cáo tài chính nội bộ Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm 2015. 26. Báo cáo tài chính nội bộ Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm 2016. 27. Báo cáo tài chính nội bộ Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh năm 2017.
PHỤ LỤC SỐ 1
PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO
Nhằm phục vụ cho công tác xác định nhu cầu đào tạo của Ngân hàng Techcombank - Chi nhánh Quảng Ninh, mong Anh/ Chị đưa ra những đóng góp đối với công tác đào tạo của Chi nhánh.
Xin Anh/ Chị cho biết một số thông tin cá nhân: Năm sinh :……… Giới tính: Nam(Nữ) Thâm niên công tác tại Chi nhánh:…….năm
Phòng ban công tác:……….. Vị trí:………..
1. Trình độ chuyên môn của Anh/ Chị trước khi vào Chi nhánh: □ Trên đại học
□ Đại học □ Cao đẳng □ Trung cấp
2. Trình độ chuyên môn của Anh/ Chị hiện nay: □ Trên đại học
□ Đại học □ Cao đẳng □ Trung cấp
3. Theo Anh/ Chị thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện nay của Chi nhánh đáp ứng được nhu cầu của Anh/ Chị ở mức độ nào:
□ Rất tốt □ Tốt
□ Bình thường □ Kém
□ Không ý kiến
4. Trong thời gian tới Anh/ Chị có mong muốn được đi đào tạo không: □ Có
5. Mục đích học tập của Anh/ Chị là (có thể chọn nhiều phương án): □ Làm tốt hơn công việc hiện tại
□ Tăng tiến hoặc thay đổi công việc trong Chi nhánh sau này
□ Lý do khác (xin nêu rõ):……… ……….. 6. Anh/ Chị muốn bổ sung những kiến thức, kỹ năng nào trong các lĩnh vực dưới đây (có thể chọn nhiều phương án):
□ Chuyên môn nghiệp vụ □ Kỹ năng quản lý
□ Ngoại ngữ □ Tin học □ Pháp luật
□ Khác (xin nêu rõ):…………..
7. Anh/ Chị muốn chọn hình thức đào tạo nào (có thể chọn nhiều phương án): □ Đào tạo dài hạn (1 năm trở lên)
□ Bồi dưỡng ngắn hạn dưới 3 tháng □ Bồi dưỡng ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng □ Kèm cặp và chỉ bảo
□ Cấp tài liệu tự học
□ Khác (xin nêu rõ):…………..
8. Anh/ Chị có kiến nghị, đề xuất gì để cải thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh?
……… ……… ………...
PHỤ LỤC SỐ 2
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Nhằm phục vụ cho việc đánh giá công tác đào tạo của Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Quảng Ninh, mong Anh/ Chị đưa ra những đóng góp đối với công tác đào tạo của Chi nhánh
Xin Anh/ Chị cho biết một số thông tin cá nhân: Năm sinh :……… Giới tính: Nam(Nữ) Thâm niên công tác tại Chi nhánh:…….năm
Phòng ban công tác:……….. Vị trí:………..
1. Anh/ Chị đã tham gia bao nhiêu khóa đào tạo trong năm 2017: □ Từ 1 đến 5
□ Từ 5 đến 10 □ Trên 10
2. Xin Anh/ Chị đánh giá chung về các khoá đào tạo đã tham gia: □ Tốt
□ Khá
□ Trung bình □ Kém
3. Mức độ phù hợp của những kiến thức, kỹ năng mà Anh/ Chị được đơn vị đào tạo với công việc hiện tại là:
□ Rất nhiều □ Nhiều □ Trung bình □ Ít
□ Rất ít
4. Theo Anh/ Chị sự truyền đạt các kiến thức của giáo viên giảng dạy như thế nào: □ Rất dễ hiểu
□ Khá dễ hiểu □ Khó hiểu □ Rất khó hiểu
5. Theo Anh/ Chị thời gian của các khoá đào tạo là: □ Dài
□ Vừa phải □ Ngắn
6. Theo Anh/ Chị trang thiết bị phục vụ cho khoá đào tạo đã đầy đủ chưa: □ Đã đầy đủ
□ Chưa đầy đủ
7.Nhờ những kiến thức, kỹ năng Anh/ Chị được đơn vị bổ sung nên (có thể chọn nhiều phương án):
□ Năng suất lao động tăng lên (thời gian hoàn thành công việc giảm đi) □ Chất lượng thực hiện công việc tăng lên
□ Phản ứng nhanh hơn với các tình huống xảy ra trong công việc □ Không có tác dụng gì
8. Những kiến nghị đề xuất của Anh/ Chị về các chương trình đào tạo tiếp theo của Chi nhánh:
……… ……… ……….