Đặc điểm sản xuất, trình độ công nghệ và cơ sở vật chất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 45 - 46)

Ngoài các chính sách cụ thể trên thì những quan điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi môi trường thay đổi các nhà lãnh đạo nếu nắm bắt được nhanh nhạy sẽ đưa ra những quan điểm đúng đắn phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với môi trường thay đổi đó. Từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn và tiết kiệm được kinh phí đáng kể. Hơn nữa, việc định hướng đào tạo của các cấp lãnh đạo đúng đắn sẽ giúp cho việc thực hiện công tác đào tạo thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Nếu lãnh đạo một doanh nghiệp quan tâm nhiều tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì họ quan tâm nhiều hơn tới sự thay đổi của công nghệ, thông tin mới về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, về tính năng mới của sản phẩm, và từ đó họ quan tâm tới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được sự thay đổi đó. Định hướng đào tạo sẽ do phòng tổ chức soạn thảo và trình lãnh đạo duyệt, do đó mà ý kiến của lãnh đạo thực sự sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình. (Đỗ Thanh Năm, thu hút và giữ chân người giỏi, Nhà xuất bản Trẻ, năm 2006).

1.4.2.3. Đặc điểm sản xuất, trình độ công nghệ và cơ sở vật chất của doanhnghiệp nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp đều có một ngành nghề kinh doanh khác nhau, mỗi ngành nghề kinh doanh đều có trình độ công nghệ khác nhau nên đòi hỏi mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp cần phải có những phương pháp đào tạo riêng. Ví dụ đối với các ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu đó là các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ..., ứng với mỗi loại hình hoạt

động thì mỗi ngân hàng đều có những công nghệ riêng, và các ngân hàng đã thường xuyên cập nhật những kiến thức Ngân hàng mới trên thế giới, mỗi khi cập nhật như thế thì cần phải phổ biến rộng tới từng đối tượng nhân viên, chính vì thế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn luôn được chú trọng một cách thường xuyên và liên tục. Và không chỉ đối với hoạt động Ngân hàng mà còn có rất nhiều hoạt động kinh doanh khác, đòi hỏi công tác đào tạo và phát triển thường xuyên được thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, phục vụ ngày càng tốt hơn mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Cụ thể là nếu quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì số lượng đào tạo cũng càng lớn, và đồng thời chi phí cho công tác đào tạo cũng phải lớn và đòi hỏi công tác tổ chức đào tạo cũng cần phải chặt chẽ để đảm bảo được số lượng đông nhân viên trong công ty đều được hưởng các chế độ đào tạo của công ty. Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì công tác đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực mặc dù ít hơn nhưng đòi hỏi cũng phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh, có như thế mới có thể phát triển được chất lượng nguồn nhân lực, từ đó phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp phát triển đi lên từ quy mô hoạt động nhỏ đến quy mô lớn hơn, chiếm được vị trí và vị thế trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trên khu vực và trên thế giới. (Hà Văn Hội, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)