Những kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 90 - 92)

- Tổ chức các hình thức đào tạo nâng cao trình độ của bộ máy quản lý và viên chức của ngân hàng lên tầm ngang khu vực. Tăng cường đào tạo và sử dụng cán bộ năng lực. Đào tạo lại cán bộ phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, trước hết ưu tiên đào tạo quản lý cấp cao theo chương trình đào tạo tiên tiến. Coi chứng chỉ của các khoá đào tạo hiện nay là một trong những tiêu chuẩn để lựa chọn các nhà quản lý NHTM hiện đại.

- Cải tiến chính sách tiền lương: Vấn đề tiền lương là vấn đề sống còn. Tiền lương quan trọng bởi vì nó là động lực cho việc người ta phát triển các nhu cầu tiêu dùng. Cho nên đồng lương phải thoả mãn không chỉ trong sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, giữa các tổ chức cùng lĩnh vực hoạt động với nhau mà còn xét đến cả trong sự cạnh tranh với thời đại nữa. Việc nghiên cứu về xu hướng dao động của

để luôn giữ được tính tiên tiến của tiền lương. Quan điểm xuyên suốt trong quá trình cải cách chính sách tiền lương là tiền lương phải được coi là sự đầu tư vào con người, vốn nhân lực, đầu tư cho phát triển. So với yêu cầu thực tiễn thì chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh hiện nay đang bộc lộ một số bất cập: Thứ nhất: tiền lương tối thiểu quá thấp, chưa đủ tái sản xuất lao động giản đơn, thấp hơn các nước trong khu vực từ 30% - 40%; Thứ hai: tiền lương trong khối các ngân hàng còn có khoảng cách lớn; Thứ ba: việc trả lương trong hệ thống từng ngân hàng vẫn còn bình quân, chưa khuyến khích có trình độ chuyên môn kỹ thuật; Thứ tư: còn tồn tại nhiều cơ chế tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập.

- Nhà nước phải thay đổi cách tiếp cận chính sách trả tiền lương trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của quốc tế và yêu cầu thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh, một mặt phải tuân thủ những nguyên tắc thị trường, mặt khác phải kết hợp với nguyên tắc công bằng xã hội trong tiền lương, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp về tiền lương. Trong đó, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là trả tiền lương đúng giá trị lao động, quan hệ cung - cầu lao động, song phải có sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Để đảm bảo không phân biệt đối xử, Nhà nước sẽ tạo một “sân chơi” chung về lương tối thiểu riêng hệ thống các ngân hàng, xoá bỏ độc quyền bảo hộ Nhà nước đối với các ngân hàng nhà nước. Đặc biệt sẽ làm rõ vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường trong quản lý, điều tiết chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh. Trong đó, Nhà nước quản lý tiền lương bằng pháp luật, hướng dẫn tiêu chuẩn lao động, kiểm tra, thanh tra và điều tiết, xử lý những khiếm khuyết của thị trường mà không can thiệp trực tiếp và quá sâu vào sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có quyền tự chủ trong viêc trả tiền lương gắn với năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua chế độ thương lượng, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, được quuyền tự chủ chịu trách nhiệm trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động gắn với năng suất lao động, phù hợp với mặt bằng tiền công trên thị trường, khắc phục phân phối bình quân và chênh lệch quá lớn về tiền lương, thu nhập giữa các ngành, khu vực và vùng. Việc điều

chỉnh tiền lương tối thiểu chung sẽ trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả, biến động của chỉ số giá sinh hoạt và tương quan mức sống giữa các khu vực nông thôn, thành thị và các tầng lớp dân cư. Tách tiền lương tối thiểu chung và quy định mức lương cao nhất cho khu vực hành chính nhà nước, khu vực sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 90 - 92)