Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 48)

C Tỷ lệ khả năng chi trả

S Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thuớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đuợc tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so

với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này được xác định

theo công thức sau:

Vốn cấp I + Vốn cấp II Tài sản đã điều chỉnh rủi ro

Trong đó, vốn cấp I bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, các quỹ dự trữ trích lập từ lợi nhuận (Qũy dự trữ bổ sung vốn lưu động, quỹ dự phịng tài chính, quỹ đầu tư phát triển); vốn cấp II bao gồm: lợi nhuận chưa công bố, giá trị tài sản đánh giá lại, dự phòng rủi ro chung, các công cụ lai giữa nợ và vốn, các khoản nợ thứ cấp.

Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM là 9%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có giữ vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM. Ngày nay, các NHTM đều nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hiệu quả trong hoạt động quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có nên hầu hết các NHTM đều áp dụng chiến lược quản trị hỗn hợp, chú trọng đến việc kiểm sốt quy mơ, cấu trúc thu nhập, chi phí giữa hai bên Tài sản và Nguồn vốn để thu hút nguồn vốn huy động tốt nhất và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Thực hiện tốt công tác quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có sẽ giúp các Ngân hàng tăng trưởng, phát triển bền vững Chúng ta sẽ xem xét cụ thể thực trạng hoạt động quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có tai Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong trong chương 2 để thấy rõ hơn điều này.

33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG 2.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

PHÁT

TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊNPHONG PHONG

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (Tên gọi tắt là TPBank) được thành lập ngày 05/05/2008. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường và tiềm lực tài chính của các cổ đơng chiến lược bao gồm: Tập đồn vàng bạc đá q DOJI, Tập đồn cơng nghệ FPT, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đồn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd, Singapore.

TPBank ra đời trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngay sau đó 3 năm ngân hàng lại đứng trước khó khăn với mức nợ xấu lên tới 6,4%, bộ máy hoạt động kém hiệu quả, gặp khó khăn về thanh khoản, có nguy cơ mất vốn điều lệ dưới quy định, Tổng giám đốc cũ vướng vào vòng lao lý... Tháng 7/2012, TPBank được Ngân hàng nhà nước chấp thuận đề án tự tái cơ cấu và cho đến nay, TPBank được coi là một điển hình tiêu biểu trong việc tự tái cơ cấu thành công của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngay sau khi bắt tay thực hiện đề án tái cơ cấu, vốn điều lệ của TPBank tăng từ 3000 tỷ đồng lên 5550 tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn hai lần, tổng vốn huy động từ dân cư và tăng trưởng tín dụng tăng gấp đơi, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6,4% xuống còn 2 % vào cuối năm 2013. Bằng sự đầu tư, hỗ trợ đắc lực của các cổ đông và sự chỉ đạo sát sao của HĐQT, sự nỗ lực của Ban điều hành cùng đội ngũ cán bộ nhân viên, TPBank đã hoàn thành đề án tự tái cơ cấu trước thời hạn 2 năm và đang đi vào hoạt động ổn định, tẳng trưởng không ngừng.

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w