Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh trong hoạt độngcho vay tiêu

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 31)

tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Có nhiều tiêu chí để phản ánh khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của một ngân hàng. Mỗi tiêu chí có mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng riêng biệt. Trong đánh giá ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:

1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

x rτ,, . 1 1 ... ,, Dư nợ cho vay tiêu dùng

a) Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng = —77 ~7 '. ^ ___"

Tong dư nợ cho vay

Đây là chỉ tiêu cơ bản quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng so với các hoạt động cho vay khác. Khi tìm hiểu về cho vay tiêu dùng, nếu chỉ chú ý đến dư nợ cho vay tiêu dùng riêng mà không đặt trong mối quan hệ tương quan với tổng dư nợ nói chung thì sự đánh giá sẽ không được chính xác.

b) Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng = ɪ “ 7 , "77 -7——

7 j o j o Thu lãi từ hoạt động cho vay

Chỉ tiêu cho biết hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp bao nhiêu vào tổng lãi từ hoạt động cho vay. Nó phản ánh hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu dư nợ cho vay tiêu dùng tăng rất khả quan, nhưng thu lãi từ cho vay tiêu dùng lại có xu hướng tăng chậm hoặc giảm sút thì ngân hàng phải xem xét lại chính sách lãi suất của mình. Tỷ trọng này còn giúp cho việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

x ,,, .. , 1 Ấ 1 Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng c) Mức độ sử dụng vốn để cho vay =---rτ777,77 Ti.. N. - -

Tong huy động vôn

Chỉ tiêu cho biết để đảm bảo cho vay tiêu dùng được thuận lợi ngân hàng phải tính đến khả năng huy động vốn trên thị trường. Chỉ tiêu này giúp cho ngân hàng xác định được khả năng cho vay nói chung và khả năng cho

vay tiêu dùng nói riêng trong tương lai của ngân hàng từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động này.

d) Thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng so với ngân hàng khác

Chỉ tiêu này cho biết sức cạnh tranh về cho vay tiêu dùng của ngân hàng so với ngân hàng khác, khả năng chiếm lĩnh thị trường mục tiêu cũng như định hướng phát triển trong tương lai. Dựa trên những đánh giá về tỷ trọng này, giúp ngân hàng có hướng đi đúng đắn nhằm nâng tầm cạnh tranh so với các ngân hàng có cùng vị thế.

1.2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng

a) Tỷ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng = ——jYn-. __

Tong dư nợ cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có nhiều rủi ro do đó cũng có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung toàn ngân hàng. Hoạt động cho vay tiêu dùng được coi là hiệu quả khi tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm so với các năm trước hoặc đã thu hồi được nhiều khoản quá hạn của kỳ trước.

b) Tỷ trọng từng sản phẩm trong tổng cho vay tiêu dùng: số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng ngân hàng cung cấp càng đa dạng thì ngân hàng càng đáp ứng và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng mạnh mẽ hơn. Tỷ trọng từng sản phẩm được đánh giá khách quan cho thấy sản phẩm nào đang đem lại lợi nhuận cao nhất để có hướng phát triển đúng đắn và hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó vạch ra những chiến lược phát triển sản phẩm thế mạnh của ngân hàng.

1.2.2.3 Chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng Với tốc độ phát triển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì nhu cầu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng không ngừng phát triển. Một ngân hàng khó có thể cạnh tranh với ngân hàng khác nếu

không biết đổi mới, phát triển đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình. Sự đổi mới có thể đo lường qua các chỉ tiêu sau:

a) Chiến lược cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng: chiến lược cho vay là một phương tiện mà theo đó ngân hàng có thể gia tăng lợi nhuận, quản lý rủi ro tín dụng trong giới hạn có thể và tiếp tục đáp ứng các nhu cầu tài chính của khách hàng. Chiến lược cho vay của ngân hàng phải phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng đó, phù hợp với khách hàng và thị trường mục tiêu, phù hợp với quy trình quản lý rủi ro tín dụng.

b) Chiến lược xây dựng sản phẩm mới: thông thường mỗi ngân hàng sẽ có một ban phụ trách ban hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hay gọi là phòng phát triển sản phẩm. Phòng ban này sẽ kết hợp với các phòng ban nghiệp vụ nhằm đưa ra sản phẩm mới cho ngân hàng dựa trên quy trình phát triển sản phẩm đã được quy định. Một chiến lược phát triển sản phẩm mới với quy trình phù hợp sẽ giúp sản phẩm của ngân hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w