Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 35)

a) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế thể hiện ở thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân... và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng của mọi người dân tại các quốc gia. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, người tiêu dùng lạc quan vào khả năng kiếm được thu nhập trong tương lai của họ và sẽ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm vay tiêu dùng. Kết quả là hoạt động vay tiêu dùng được mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở trong thời kỳ suy thoái hoặc lạm phát tăng cao, người dân sẽ có xu hướng hạn chế tiêu dùng, gia tăng tiết kiệm trong thời kỳ này, do đó hoạt

động cho vay tiêu dùng sẽ bị thu hẹp lại. Lãi suất sẽ quyết định mức cầu trong hoạt động cho vay. Các ngân hàng thương mại đều đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng cho vay tiêu dùng

Các chính sách kinh tế của nhà nước cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động cho vay tiêu dùng, nhất là các chính sách và các chương trình phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện rất rõ ràng khi nhà nước tăng mức chi tiêu cũng như tăng thu hút đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Khi đó, thu nhập quốc dân tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập người lao động tăng... qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại.

b) Môi trường công nghệ

Sự ra đời và phát triển của công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt của ngành ngân hàng. Công nghệ mới cho phép ngân hàng không chỉ đổi mới quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép ngân hàng cung cấp dịch 24/24. Đồng thời tri thức càng phát triển khả năng người dân tiếp cận công nghệ số và trải nghiệm dịch vụ gia tăng theo đó càng dễ dàng. Giờ đây công nghệ là con đường ngắn nhất để đáp ứng những nhu cầu thiết thực của con người. Theo xu hướng phát triển của thời đại thông tin số, các ngân hàng ngày càng chú trọng công nghệ vào đổi mới quy trình nghiệp vụ và cách thức phân phối. Đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, kể đến các sản phẩm cho vay tiêu dùng ứng dụng nhiều kỹ thuật sẽ là xu hướng phát triển trong thời gian tới. Môi trường công nghệ tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

Môi trường chính trị có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của một quốc gia. Sự ổn định của chính trị phản ánh tính đúng đắn của hệ thống lãnh đạo cũng như đường lối xây dựng đất nước đã được đưa ra và thực hiện. Sự ổn định hay bất ổn về chính trị ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình kinh doanh của ngân hàng cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân. Thật vậy, một hệ thống chính trị ổn định sẽ có khả năng thu hút đầu tư tốt hơn, kéo theo sự phát triển mạnh về kinh tế. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng thu nhập và tiêu dùng của người dân, góp phần làm cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

d) Môi trường luật pháp

Môi trường luật pháp bao gồm hệ thống văn bản pháp luật cùng với hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước cũng tác động sâu rộng đến mọi đối tượng trong xã hội. Tất cả các chủ thể kinh tế trong xã hội đều chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật pháp. Ngân hàng thương mại là loại hình DN đặc biệt nên càng bị chi phối nhiều hơn.

Môi trường luật pháp là một nhân tố có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại, tác động đến tính trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện để hoạt động cho vay tiêu dùng được diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc, hạn chế những rắc rối có thể nảy sinh hay gây tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng và thậm chí đến cả lợi ích quốc gia.

Một môi trường luật pháp yếu kém, các văn bản pháp luật quy định chung chung, chồng chéo sẽ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau đối với một sự việc. Điều này sẽ dẫn tới việc tiếp cận của khách hàng đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời khiến ngân hàng và khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc đi đến một thỏa thuận chung cũng như sẽ dẫn tới việc nảy sinh các tiêu cực trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngược lại, với hệ thống văn bản pháp luật quy định chi tiết, cụ thể, kín kẽ, hợp lý các vấn đề về cho

vay tiêu dùng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này, đồng thời khuyến khích các ngân hàng tham gia, đẩy mạnh phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng.

e) Môi trường văn hóa xã hội

Hành vi của khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh của ngân hàng bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố văn hóa. Hành vi tiêu dùng cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa, do đó nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chính vì thế trình độ văn hóa là một trong những yếu tố được các nhà kinh doanh ngân hàng nghiên cứu kỹ lưỡng trong chiến lược kinh doanh và áp dụng các biện pháp marketing như hiện nay. Môi trường văn hóa xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau, có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống thói quen sử dụng và cất giữ tiền tệ, sự hiểu biết của dân chúng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nếu một ngân hàng có áp dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng trong khu vực có trình độ dân trí thấp, thói quen và nhu cầu mua sắm tiêu dùng, kiến thức về ngân hàng hầu như không có thì chỉ là sự phí phạm vô ích. Ta biết rằng người dân Việt Nam có thói quen mua hàng tại các chợ nhỏ lẻ do vậy nhu cầu về các dịch vụ cho vay tiêu dùng qua thẻ rất chậm phát triển. Với các nước phát triển, người dân có thói quen mua hàng từ các trung tâm mua sắm, các siêu thị nên nhu cầu về thanh toán thẻ tín dụng tiêu dùng phát triển hơn.

f) Môi trường dân số

Những xu thế thay đổi về nhân khẩu học được nghiên cứu bao gồm tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, những thay đổi về cấu trúc dân số, xu thế di chuyển dân cư... Đây là một nhân tố quan trọng, bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Từ những thông tin trên ngân hàng xác định được thị trường tiềm năng của

hoạt động cho vay tiêu dùng và năng lực của ngân hàng mình so với đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần từng phân đoạn thị trường. Là căn cứ trong việc hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng một cách hiệu quả.

g) Môi trường địa lý

Các vùng địa lý khác nhau có đặc điểm khác nhau về phong tục tập quán, cách thức giao tiếp, nhu cầu về hàng hóa dịch vụ nói chung và sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng. Chính các điều kiện đó đã hình thành các tụ điểm dân cư, trung tâm thương mại và du lịch, trung tâm sản xuất và ảnh hưởng đến việc đặt phòng giao dịch hay chi nhánh ngân hàng. Việc ngân hàng mở rộng mạng lưới ở những vùng dân cư có thu nhập tốt là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w