Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 121 - 127)

a) Ngân hàng Nhà nước nên đối xử công bằng hơn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần

Thực tế cho thấy, thời gian qua Ngân hàng nhà nước vẫn có những ưu ái nhất định đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh, nhất là cho phép các ngân hàng này được tiếp cận nguồn vốn ngân sách. Còn các ngân hàng thương mại cổ phần thì lại chưa được phép như vậy trong khi vốn tự có của các ngân hàng này vẫn còn nhỏ. Điều đó khiến cho TPBank cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác phải hoạt động trong điều kiện cạnh tranh không cân sức trên thị trường. Cuộc cạnh tranh này sẽ trở nên khốc liệt hơn khi các ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hoá. Vì vậy, để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh hơn, Ngân hàng nhà nước cần đối xử công bằng hơn và có sự hỗ trợ hợp lý đối với Ngân hàng thương mại cổ phần.

b) Ngân hàng nhà nước cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay tiêu dùng

Các Ngân hàng thương mại hiện nay vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung của Nhà nước và tự xây dựng cho mình những quy định riêng về nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn và chưa có sự đồng bộ, nhiều khi khách hàng sẽ cảm thấy rắc rối khi mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng và chưa nhất quán. Để tạo lòng tin cho khách hàng và dễ dàng cho các ngân hàng trong việc triển khai các chính sách tín dụng, trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như quy định về các loại hình sản phẩm - dịch vụ của nó để tạo cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho các Ngân hàng thương mại.

- Linh hoạt trong chấp nhận hồ sơ tài sản thế chấp: hiện nay thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở các đô thị còn rất chậm, rườm rà, phức tạp, rất khó khăn đối với người dân. Thực tế giá trị đất ở cao, hoàn toàn có thể thế chấp ngân hàng vì vậy ngân hàng cần phải xem xét nhân thân, nếu nhân thân tốt cùng với việc chính quyền địa phương xác định cư trú tại khu vực đó lâu dài, có căn cứ pháp lý chứng thực quyền sở hữu thì có thể linh hoạt cho vay và chấp nhận TSĐB đó.

- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng: với việc linh hoạt trong quá trình xem xét TSĐB ngân hàng phải quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng để có thể phát hiện và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn. Từ đó cùng với phương án vay vốn của khách hàng là TSĐB, uy tín của khách hàng và mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng mà cân nhắc. Có thể khách hàng có TSĐB chưa đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng nhưng có phương án cho vay tốt, khả năng trả nợ cao, đã có mối quan hệ giao dịch lâu

dài và có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng vẫn nên ưu tiên cho vay để giữ khách hàng.

- Thu thập và lưu giữ thông tin khách hàng chính xác, đầy đủ: ngân hàng nên có một chiến lược khách hàng hiệu quả để thu thập được những thông tin khách hàng cần thiết và lưu giữ thông tin đó theo một hệ thống khoa học để xây dựng một bức tranh đầy đủ về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai của khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng và triển khai những chiến lược marketing hiệu quả nhằm tăng cường mối quan hệ lâu dài với những khách hàng mục tiêu.

c) Ngân hàng Nhà nước cần phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng

Ở nước ta hiện nay, hệ thống thông tin liên ngân hàng vẫn chưa thực sự được quan tâm phát triển trong khi đây là yêu cầu tất yếu để tiến đến một hệ thống ngân hàng hiện đại, đủ sức cạnh tranh với ngân hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống thông tin liên ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng truy cập các thông tin liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cũng như các thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, qua đó thúc đẩy mối liên hệ hợp tác giữa các ngân hàng với nhau.

d) Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp tích cực hơn nữa đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng

Ngân hàng nhà nước với vai trò lãnh đạo các ngân hàng thương mại nên đứng ra tổ chức thêm nhiều các đợt tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng, nhất là đối với những hoạt động mới phát triển gần đây như hoạt động cho vay tín dụng. Đặc biệt các nhóm CBTD cho vay tiêu dùng cần phải được trang bị một số kĩ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và BĐS, kĩ năng phỏng vấn thông tin để đánh giá về khách hàng và thu nhập khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong, chương 3 đã nêu ra những định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong. Đồng thời cũng đã đưa ra điều kiện thực hiện các giải pháp đối với Chính phủ, cơ quan nhà nước có liên quan và Ngân hàng nhà nước góp phần hoàn thiện khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong.

KẾT LUẬN

Quá trình gia nhập mạnh mẽ của các ngân hàng trong hệ thống trong thời buổi hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức để ngân hàng mạnh đứng vững trên thị trường. Các ngân hàng đang coi trọng tâm của việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng là nhân tố chính giúp tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Với xu hướng tiêu dùng phổ biến của người dân hiện nay, đầu tư vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Do vậy hoạt động cho vay tiêu dùng đang là lĩnh vực được nhiều ngân hàng tham gia và càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai vì nhiều lý do. Thị trường Việt Nam rất tiềm năng với dân số đông, hầu hết trong độ tuổi lao động, nhu cầu về ăn mặc ở, tiêu dùng cho bản thân hướng tới một lối sống văn minh hiện đại đang là xu thế của nhiều người dân hiện nay. Hoạt động vay tiêu dùng ngày càng được ưa chuộng do thủ tục vay đơn giản, điều kiện dễ dàng chỉ cần giấy tờ tùy thân là khách hàng có thể tiếp cận khoản vay với thời gian giải ngân cực nhanh, thậm chí chỉ trong vòng 30 phút. Đặc biệt, các ngân hàng cũng đưa ra nhiều mức lãi suất để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo các loại giấy tờ mà mình có thể cung cấp để chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ, như bảng trả lương hàng tháng, hóa đơn điện, nước... và nhu cầu thực tế của khách hàng. Thậm chí vay tiêu dùng tín chấp khách hàng còn không cần phải có tài sản cố định. Với số lượng càng nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực kinh này để ổn định và tồn tại, mỗi ngân hàng phải có chiến lược riêng, nâng cao không chỉ số lượng mà cả chất lượng của hoạt động, chiếm lĩnh thị trường và vẫn đảm bảo tỷ lệ nợ an toàn ở mức cho phép. Muốn vậy ngân hàng phải có nhứng chính sách đồng bộ rõ ràng từ các cấp lãnh đạo tới đội ngũ CBNV để việc thực hiện chủ trương hoạt động cho vay tiêu dùng thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong(TPBank) là một ngân hàng trẻ trong số các ngân hàng thương mại hiện nay thành lập gần như muộn nhất vào năm 2008, tuy nhiên nhìn vào những con số ấn tượng trên bảng báo cáo tài chính các năm gần đây cũng như kết quả đã đạt được về lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu khác, TPBank sẽ có những bước tiến dài vững chắc hơn và đem đến nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho các khách hàng. Với sự hỗ trợ đồng thuận của các cổ đông lớn như Mobiphone, FPT... TPBank sẽ càng có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nới riêng, việc nghiên cứu vấn đề giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại Tiên Phong sẽ giúp hiểu hơn về các sản phẩm mà ngân hàng này đang áp dụng, các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng và chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng, phân tích đánh giá các con số đó đưa ra những mặt mạnh cùng những hạn chế còn tồn đọng từ đó nêu ra những ý kiến, điều kiện thực hiện các giải pháp cụ thể đối với chính phủ, cơ quan nhà nước có liên quan và đối với Ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại TPBank. Do phạm vi khuôn khổ luận văn và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Mong rằng những giải pháp sẽ góp phần

nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của TPBank, giúp

ngân hàng hoạt động ngày càng ổn định, vững mạnh và phát triển hơn.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Lê Văn Hưng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong thời gian em hoàn thành luận văn, cũng như gửi lời cảm ơn tới các anh chị đang công tác tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Tiên Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương (2010), Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

3. ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân(2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Bảo Lộc, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai.

4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2014), Quy trình cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, Hà Nội.

5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2014), Quy định sản phẩm cho vay mua nhà và xây dựng/ sửa chữa nhà, Hà Nội.

6. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2014), Quy định sản phẩm cho vay mua xe ô tô tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân, Hà Nội.

7. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2014), Quy định sản phẩm cho vay tổ chức cưới., Hà Nội.

8. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2014), Quy định sản phẩm cho vay thấu chi dành cho khách hàng cá nhân, Hà Nội.

9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2014), Quy định sản phẩm ứng số tiết kiệm, Hà Nội.

10. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2015), Chỉ thị v/v định hướng tín dụng năm 2015 của Ngân hàng Tiên Phong, Hà Nội.

11. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2013, 2014, 2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

12. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (2013, 2014, 2015), Báo cáo tổng hợp tình hình tín dụng, Hà Nội.

13. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (2013, 2014, 2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh, Hà Nội.

14. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (2013, 2014, 2015),

Báo cáo kết quả hoạt động kinh, Hà Nội.

15. Tạp chí Ngân hàng các năm 2013, 2014, 2015.

16. Luật các Tổ chức tín dụng (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Tập thể các tác giả, Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.

18. TS Lê Vinh Danh (2009), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

19. PGS.TS Nguyễn Duệ (2005), Giáo trình Ngân hàng trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

20. TS Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 21. Website : http:// tpb.vn 22. Website : http://tapchitaichinh.vn 23. Website : http://thebank.vn 24. Website : http://finance.vietstock.vn 25. Website : http://www.sbv.gov.vn 26. Website: http://cafef.vn 27. Website: http://nld.com.vn 28. Website: http://thoibaonganhang.vn 29. Website: http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w