Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong(TPBank) thành lập vào tháng 6 năm 2008 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102744865 do sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 12/05/2008 và đăng ký thay đổi ngày 19/1/2011( tên giao dịch quốc tế là Tienphong Commercial Joint Bank). Hội sở chính của Ngân hàng tại 57 Lý Thường Kiệt, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Xác định rõ yếu tố quyết định thành công của một tổ chức là con người, Tiên Phong đã xây dựng một đội ngũ cán bộ gồm 252 người có trình độ, kinh nghiệm, trong đó có nhiều cá nhân đã trải qua các vị trí khác nhau tại các tổ chức tài chính lớn trong, ngoài nước. TPBank đã định hình cho mình một cơ cấu tổ chức là ngân hàng đầu tiên trong cả nước thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9009:2000 được tổ chức Bureauu Vertias cấp giấy chứng nhận chỉ sau một thời gian ngắn khi ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ hiện đại với mạng lưới chi nhánh được thành lập tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. TPBank mong muốn trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng hoạt động bền vững luôn tạo ra điều kiện tốt nhất để khách hàng, cổ đông, và CBNV đạt được mơ ước về một cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả.
Được thành lập bởi các cổ đông chiến lược, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji (Doji), Công ty cổ phần FPT và Tổng Công ty Cổ phần tái bảo hiểm
quốc gia Việt Nam (Vinare), TPBank được kế thừa các thế mạnh về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài chính mà các cổ đông lớn này mang lại. TPBank xác định phát huy các ưu thế này mang tới nền tảng bền vững cho khách hàng một cuộc sống đơn giản hiệu quả.
Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji(Doji) là cổ đông lớn nhất với 20% vốn cổ phần, Doji là một trong những đơn vị có kinh nghiệm và dày dạn trong lĩnh vực kinh doanh vàng. Doji sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình trong các hoạt động phái sinh của ngân hàng, vấn đề kiểm soát rủi ro và đặc biệt là các hoạt động kinh doanh vàng làm thế mạnh phát triển cho TPBank.
Công ty cổ phần FPT là cổ đông lớn của ngân hàng với 12% vốn cổ phần, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng. Các khách hàng của TPBank cũng được hưởng lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như viễn thông, máy tính, điện thoại di động, chứng khoán, đầu tư... nhờ các dịch vụ trọn gói của TPBank kết hợp với FPT.
Tổng Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam(Vinare) cũng là cổ đông lớn của TPBank với số vốn góp 10%. Vinare đóng vai trò quan trọng cho TPBank về tiềm lực tài chính, hệ thống đối tác rộng khắp và kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị tài chính.
Hoạt động chính của TPBank là thực hiện các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức cá nhân. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của TPBank. Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, kinh doanh vàng và các dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng nhà nước cho phép.
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số số một tại Việt Nam.
Với những nỗ lực đó TPBank đã nhận được các phần thưởng xứng đáng: Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được Tạp chí Global Financial Market Review trao tặng giải thưởng “Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam” hai năm liên tiếp 2014, 2015 và giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015".
Đặc biệt, tháng 11/2014, TPBank vinh dự là Á quân chương trình bình chọn “Ngân hàng điện tử yêu thích tại Việt Nam- MyEbank”, trong đó, đứng vị trí số 1 về Mobile
Banking, Top 5 Internet Banking.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn” TPBank mong muốn lấy
nền tảng “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến. TPBank cam kết mang đến một cuộc sống tài chính hiệu quả, giản đơn cho các thành viên liên quan.
a) Với khách hàng: cung cấp sản phẩm và dịch vụ giúp khách hàng tối ưu hóa hiệu quả tài chính cùng sự thuận tiện, giản đơn khi tiếp cận và sử dụng sản phẩm.
b) Với cổ đông: là một tổ chức kinh tế hoạt động bền vững và hiệu quả mang tới cổ đông lợi ích kinh tế cao, đều đặn và dài hạn.
c) Với CBNV: là ngôi nhà thứ hai mang tói từng thành viên một cuộc sống sung túc và đầy đủ về kinh tế và tinh thần.
d) Với cộng đồng và xã hội: là tổ chức có trách nhiệm xã hội, tích cực, chủ động,
Giá trị
% Giá trị
%
> Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của TPBank bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, quyết định những vấn đề theo quy định của pháp luật và điều lệ ngân hàng.
> Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của TPBank, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
> Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, tài chính của ngân hàng. Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ. Điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát có ít nhất 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm và bãi miễn với nhiệm kỳ không quá 5 năm. Thành viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
> Ban điều hành: Ban điều hành của TPBank bao gồm Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng.
> Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất của ngân hàng, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ này. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm.
Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
> Các phòng ban chức năng: có chức vụ tham mưu và giúp việc cho bộ máy quản lý, trực tiếp hoạt động và điều hành theo chức năng chuyên môn và theo sự chỉ đạo của bộ máy quản lý. Các phòng ban có sự phân cấp rõ ràng và hợp lý theo chuyên môn phù hợp
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng những năm gần đây
Là một ngân hàng trẻ ra đời trong cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, TPBank đã và đang thể hiện những nỗ lực vượt bậc trong việc hoàn thành các kế hoạch được giao và đạt được những con số ấn tượng trong hoạt động kinh doanh của mình trong những năm gần đây.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai đoạn 2013-2015
3 trong đó 28.067 46.725 68.901 18.658 66,48 22.176 47,46
3.1
Tiền gửi của khách
hàng 14.332 21.623 39.505 7.291 50,87 17.882 82,7
3.2
Tiền gửi vay của các TCTD khác 13.73 5 25.102 29.39 6 11.36 7 82, 76 4.294 17,1 4
Dư nợ cho vay đầu
tư, trong đó 16.365 24.960 34.828 8.595 52,52 9.868 39,53 I Cho vay khách hàng 11.92 6 19.839 28.24 0 7.913 66, 35 8.401 42,3 4 4.2 Trái phiếu DN 4.439 5.121 6.588 682 15, 36 1.467 28,6 4 Tỷ lệ nợ xấu________ 1.97 1.01% 0,66
6 Lợi nhuận trướcthuế______________ 381 536 626
CAR 19,81 % 15,04 % 12,13 % ~8 ~ ROE 10.89 % 13,50 % 13,85 %
a) Năm 2013
Năm 2013 kinh tế thế giới có những sự chuyển biến tích cực nhưng mức tăng trưởng vẫn thấp so với đà năm 2012. Thị trường tài chính toàn cầu diễn biến tương đối ổn định, nhiều nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong điều kiện lạm phát ở mức thấp. Ở trong nước kinh tế vĩ mô diễn biến đúng theo xu hướng kỳ vọng của các giải pháp điều hành chính phủ đề ra từ đầu năm. Mặc dù phát triển và tái cơ cấu trong bối cảnh kinh tế chung còn nhiều khó khăn nhưng TPBank lại đạt được nhiều thành công vượt bậc. Đây là nền tảng quan trọng để ngân hàng tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Tổng tài sản của TPBank cuối năm đạt 32.088 tỷ đồng, đạt 107% so với kế hoạch và tăng gấp đôi so với cuối năm 2012. Tổng huy động hơn 28.000 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch trong đó huy động từ khách hàng là 14.332 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2012. Tổng dư nợ( bao gồm cả Trái phiếu DN) là 16.385 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2012. Chất lượng nợ được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,66% năm 2012 xuống 1,97% năm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 381 tỷ đồng cao hơn kế hoạch 65 tỷ đồng và tăng gấp 3 lần lợi nhuận.
Năm 2013 TPBank đã phát triển đã phát triển các sản phẩm dịch vụ riêng cho từng phân khúc khách hàng song song với việc cải tiến nhiều dịch vụ tiện ích gia tăng. Cùng các chương trình thúc đẩy bán hiệu quả đẩy mạnh huy động, đảm bảo thanh khoản. Hoạt động tín dụng cũng có những bước tăng trưởng đáng kể, dư nợ cho vay khách hàng đạt 11.926 tỷ đồng tăng hơn 5.800 tỷ đồng so với năm trước. Vay ngắn hạn là 8.200 tỷ đồng chiếm 69% tổng dư nợ. Ngân hàng không phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đây là yếu tố tích cực giúp ngân hàng chủ động trong thanh khoản và điều chỉnh được lãi suất cho vay khách hàng kịp thời theo thị trường. Kết quả
hoạt động tín dụng phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc bám sát mục tiêu phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh. Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng phong phú đầy đủ tập trung vào các khách hàng mục tiêu là DN vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có mức thu nhập trung bình khá trở lên.
a) Năm 2014
Năm 2014 tổng tài sản của TPBank đến cuối tháng 12/2014 đạt 51.478 tỷ đồng, tăng hơn 19.000 tỷ đồng hay 60,43% so với cuối năm trước. Tổng huy động đạt 46.725 tỷ đồng: trong đó, huy động từ khách hàng là 21.623 tỷ đồng, tăng 51% tương đương 7.291 tỷ đồng so với năm 2013 và huy động từ các TCTD tăng gần 11.400 tỷ đồng. Huy động bằng ngoại tệ là 3.707 tỷ đồng tăng 1.642 tỷ so năm trước. Tổng dư nợ (bao gồm trái phiếu DN) là 24.960 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2013. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng là 19.839 tỷ đồng, tăng 66,4% tương đương 7.900 tỷ đồng so với năm 2013 . Cho vay ngắn hạn đạt hơn 12.639 tỷ đồng chiếm 64% và cho vay trung, dài hạn đạt hơn 7.200 tỷ đồng chiếm 36,3% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Hoạt động tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng của Ngân hàng, đã phát huy tác dụng nhất định trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm định tài sản tại TPBank trong thời gian qua. Chất lượng nợ tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,97% năm 2013 xuống còn 1,01% tại thời điểm cuối năm 2014. Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2014 của TPBank đạt 1.151 tỷ đồng trong đó thu nhập, lãi thuần đạt 979 tỷ đồng chiếm 85.03%; thu nhập thuần ngoài lãi đạt 172,3 tỷ đồng, chiếm 15%. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng đạt 486,2 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 536 tỷ đồng, đạt 122% kế hoạch cả năm 2014 . Bên cạnh các điểm sáng về dịch vụ khách hàng, năm 2014 cũng là năm đánh dấu các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng, hỗ trợ tín dụng, giúp xây
dựng hình ảnh về ngân hàng có môi trường làm việc đồng bộ, thái độ phục vụ chuyên nghiệp thân thiện trong mắt khách hàng của TPBank.
b) Năm 2015
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2015 đạt nhiều kết quả khả quan, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra năm 2015. Trong đó tổng tài sản vươn lên đạt trên 76.200 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi năm 2014. Lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng rủi ro vẫn vượt kế hoạch với mức 626 tỷ đồng. Huy động vốn đạt gần 69.000 tỷ đồng bằng 116% kế hoạch. Trong đó dư nợ cho vay khách hàng là 28.200 tỷ đồng tăng 42% so với năm 2014. Dư nợ cho vay tăng trưởng 40%, sử dụng hết hạn mức cho phép của Ngân hàng nhà nước trong khi vẫn giữ được chất lượng tín dụng tốt với mức nợ xấu chỉ là 0,66%. Hướng đến sự tăng trưởng bền vững, TPBank đã duy trì tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng trên vốn huy động thấp hơn nhiều so với quy định. Cơ cấu vốn huy động cũng thay đổi tích cực với tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn dài cao hơn, nhờ vậy các tỷ lệ an toàn đều đáp ứng được và thanh khoản luôn đảm bảo. TPBank cũng gây dấu ấn khi vượt mốc 1 triệu khách hàng và đến cuối năm đã có gần 1,2 triệu khách hàng.
Tổng tài sản đạt 76.200 tỷ đồng tăng 24.700 nghìn tỷ đồng tương đương 48% so với năm trước. Chất lượng cho vay tiếp tục được cải thiện tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,66% tại thời điểm cuối năm 2015. Tổng thu nhập hoạt động thuần đạt gần 1.555 tỷ trong đó thu nhập lãi thuần trong đó thu nhập lãi thuần đạt 1.403 tỷ đồng. Lợi nhuận dương thực tế đến hết năm là 293 tỷ đồng. Hoạt động sử dụng vốn an toàn hiệu quả trong đó chính sách tín dụng đã phát huy tác dụng nhất định trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm định tài sản của TPBank. Việc triển khai mô hình tín dụng tập trung được đánh giá khá hiệu quả đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh n gân hàng cũng như kiểm soát chặt chẽ khách hàng trước và sau khi cho vay.
Đặc biệt, kết quả này đánh dấu mốc quan trọng cho việc hoàn tất quá trình tái cơ cấu của TPBank với việc chỉ trong 3 năm, TPBank hoạt động an toàn, hiệu quả, tạo ra hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận, bù đắp được số lỗ lũy kế trong quá khứ và đã có lợi nhuận thực dương, sớm hơn 1 năm so với dự kiến.
Một chỉ số khác cho thấy TPBank hoạt động khá an toàn và lành mạnh,