Nâng cao hiệu quả marketing và công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 108)

a) Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu riêng cho TPBank

Là người đi sau, khi thị trường ngân hàng khá chật chội, TPBank đứng trước áp lực phải xây dựng cho mình một hệ thống nhận diện thương hiệu khác biệt, mang nét riêng của TPBank so với các ngân hàng khác. Sau một thời gian xuất hiện trên thị trường từ năm 2008, nhưng hình ảnh mờ nhạt và còn mang quá nhiều dấu ấn của FPT, TienPhongBank quyết định thay đổi bộ

nhận diện thương hiệu của mình vào cuối năm 2013 và lấy tên mới là TPBank.

Tên thương hiệu với chữ TPBank được thể hiện bằng màu tím. TPBank chọn màu tím để tìm tới sự khác biệt với các nhận diện thương hiệu đã có trên thị trường. Màu tím thể hiện sự tin cậy, sang trọng và hoàn hảo, đồng thời thể hiện mối quan hệ khăng khít gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng. Đặc biệt với bộ nhận diện mới này, dấu hiệu của FPT không còn hiện diện trong hình ảnh của TPBank nữa.

Dựa trên thế mạnh thương hiệu này, TPBank nên đẩy mạnh quá trình marketing thương hiệu, để khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn, thông qua các kênh quảng cáo( website, poster, banner, băng zôn, biển quảng cáo, dịch vụ truyền hình...). Gián tiếp qua các kênh như tài trợ chương trình từ thiện, các hoạt động mang tính chất xã hội cao, các giải đấu thể thao, các chương trình tài trợ và học bổng cho học sinh sinh viên.nhằm nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng. Thông qua các buổi giao lưu với các cơ quan báo chí để tổ chức các sự kiện, từ đó giới thiệu thương hiệu của TPBank tới đông đảo tầng lớp khách hàng có ảnh hưởng lớn, cùng với biểu tượng màu tím nổi trội và dễ nhận diện, khách hàng có thể dễ dàng nhớ tới hình ảnh TPBank, qua đó nâng tầm thương hiệu của ngân hàng.

b) Cạnh tranh bằng dịch vụ ngân hàng số phát triển vượt bậc

Có thể nói trong điều kiện hiện nay công nghệ là nền tảng để phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Công nghệ hiện đại ngày nay cho phép ngân hàng phát triển các hoạt động và dịch vụ của mình, hiện đại và tự động hóa các thao tác nghiệp vụ cho công tác quản lý ngân hàng và hơn thế nữa sẽ làm gia tăng tiện ích của các sản phẩm ngân hàng truyền thống. Công nghệ hỗ trợ phát triển các dịch vụ gia tăng từ đó làm gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng khách hàng. Số

lượng khách hàng tăng lên là tiền đề để ngân hàng mở rộng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hay dịch vụ bán chéo sản phẩm của mình.

Do vậy, chỉ sau 2 năm xây dựng, TPBank đã trở thành 1 trong 5 ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam có đầy đủ các ứng dụng Internet Banking và Mobile Banking. TPBank nên tận dụng thế mạnh này để khai thác tối đa nguồn khách hàng. Hiện tại theo thống kê, số người dân biết sử dụng mạng Internet và phương tiện di động để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày rất lớn chiếm 35,8% dân số Việt Nam( số liệu năm 2014). Với tiềm năng dân số đông như nước ta, nhất là dân số trong độ tuổi lao động và trình độ nhận thức cao, họ có thể tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng cũng như hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ mới rất nhanh chóng. Điều quan trọng là làm thế nào để TPBank tiếp cận tối đa lượng khách hàng tiềm năng này. Thế mạnh dịch vụ số chính là của TPBank. Vậy ngân hàng nên lập ra một phòng ban chức năng riêng chuyên về nghiên cứu tiếp cận khách hàng. Phòng ban này có nhiệm vụ nghiên cứu thói quen và nhu cầu thực tế của cư dân khi có trong tay một chiếc máy tính có kết nối Internet hay Smartphone, những lĩnh vực mà họ hay truy cập, những trang page mà người dân hay ghé thăm. TPBank nên liên kết với các đơn vị đối tác này, bằng hình thức tài trợ, mua bản quyền hiển thị bản tin hàng ngày, link dẫn quảng cáo... để làm sao tiếp cận đối đa đại đa số dân cư, cho họ thấy những tiện ích và tiềm năng của dịch vụ ngân hàng số mà TPBank mang lại. Có như vậy mới phát huy hết tiềm lực sẵn có khi ứng dụng lĩnh vực thế mạnh là dịch vụ số, góp phần phát triển thương hiệu của TPBank, mang sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến gần người tiêu dùng và hơn hết là khẳng định chỗ đứng và tiềm năng phát triển của ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó ngân hàng nên cơ cấu sắp xếp đổi mới nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với tình hình mới và những sự phát triển của xã hội, lấy công nghệ thông tin làm công cụ đắc lực thúc đẩy các hoạt động kinh

doanh. Với khả năng tự động hóa các nghiệp vụ tác nghiệp, xây dựng và phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng cường kiểm tra giám sát công nghệ thông tin ngân hàng vừa có tính cấp thiết, vừa là yếu tốt lâu dài đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Một nền tảng hạ tầng công nghệ vững chắc cùng với đội ngũ nhân sự nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng cống hiến. TPBank mong muốn mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng nhằm phát triển ra những sản phẩm giản đơn, thân thiện phù hợp với tối đa nhu cầu của khách hàng hiện nay.

c) Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng tạo ra bộ phát triển sản phẩm trọn gói

Các sản phẩm hiện tại của TPBank chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, còn đơn điệu thiếu tính liên kết với nhau. Vì vậy TPBank cần nhìn nhận hết nhu cầu của khách hàng để cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói phù hợp với từng khách hàng. Việc đẩy mạnh các sản phẩm phi tín dụng như thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ tiền gửi, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và các loại thẻ visa sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp TPBank tiếp cận khách hàng tốt hơn, nâng cao khả năng bán chéo dịch vụ. Từ tiếp cận khách hàng có ít nhu cầu trở nên nhiều nhu cầu hơn, từ nhu cầu đơn giản hiện tại phục vụ nhu cầu trong tương lại. Ngoài ra ngân hàng nên đẩy mạnh dịch vụ thanh toán lương qua ngân hàng, dịch vụ giữ hộ, ủy thác đầu tư... Các sản phẩm phi tín dụng càng đa dạng sẽ càng thu hút được sự quan tâm của khách hàng tạo ra sự hỗ trợ đan chéo giữa các sản phẩm ngân hàng. Khách hàng tiếp cận sản phẩm này sẽ càng dễ dàng tiếp cận sản phẩm cho vay tiêu dùng và ngược lại.

d) Cần quan tâm đúng mức công tác nghiên cứu thị trường

+ Thông tin thị trường: đó là thông tin về các loại hàng hóa, sản phẩm ngân hàng dự định tài trợ. Thông tin này có thể được thu thập qua các số liệu

thống kê, tạp chí chuyên ngành, sách báo các công ty sản xuất sản phẩm hàng năm hoặc tiếp xúc với các hiệp hội ngân hàng, tham gia hội thảo, tìm hiểu các chương trình đào tạo CBTD về lĩnh vực cho vay tiêu dùng có thể áp dụng đối với đơn vị của mình. Tiến hành phân khúc thị trường nhằm xác định một cách hợp lý cơ cấu thị trường và khách hàng để từ đó tiến hành giới thiệu sản phẩm quảng bá dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng và có chính sách tiếp cận, phục vụ mọi đối tượng khách hàng hiệu quả- là một việc làm hết sức cần thiết. TPBank cần xây dựng chính sách phân khúc thị trường, gồm cả thị trường trung tâm và thị trường địa phương.

+ Thông tin khách hàng: để hành động theo mong muốn của khách hàng, ngân hàng càng phải hiểu được đối tượng khách hàng mà mình sẽ phục vụ. Tuy nhiên hiện tại dữ liệu thông tin về khách hàng không đầy đủ, không thực hiện điều tra hàng năm. Trên cơ sở dữ liệu điều tra nghiên cứu đầy đủ thì mới có thể tiến hành phân khúc thị trường.

Do đó cần có sự nghiên cứu thị trường cho vay tiêu dùng một cách chính quy đồng bộ từ trên xuống dưới trên toàn hệ thống. Cần có những đội ngũ riêng chuyên về nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tập hợp dữ liệu và phân tích khách hàng để đề ra sản phẩm tín dụng hợp lý phù hợp với phân khúc đó. Muốn làm được điều này lãnh đạo cần có sự quan tâm đúng mức cũng như đầu tư chi phí hợp lý để đội ngũ ngày càng phát triển và hoàn thành tốt công việc của mình. Một khi đã có đội chuyên biệt hóa về phân khúc nghiên cứu thị trường thì sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu và triển khai đúng theo kế hoạch và định hướng mà ngân hàng đề ra.

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w