2.3.2.1 Hạn chế
Thứ nhất: đối với cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cũng
như cho vay mua ô tô, phạm vi cho vay là cá nhân hộ gia đình có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi TPBank đóng trụ sở hạn chế số lượng người sống và làm việc tại Hà Nội nhưng chưa có hộ khẩu Hà Nội, những người làm tại các khu liên doanh, khu công nghiệp. Chính những người này có nhu cầu vay tiêu dùng rất lớn. Đây cũng là hạn chế chung của các ngân hàng đang triển khai cho vay tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên hộ khẩu lại là TSĐB đầu tiên và an toàn nhất cho các khoản vay này của ngân hàng, nếu để lỏng điều kiện này thì việc kiểm soát nợ và bám sát khách hàng sẽ phải thực hiện nhiều hơn, ngân hàng sẽ mất thêm các khoản chi phí cho khoản vay mà cần cân đối để làm sao vừa triển khai cho vay có hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí trong thời gian dài.
Thứ hai: mức cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn thấp. Mỗi khoản
vay chỉ được vay tối đa là 70% giá trị tài sản( tài sản hình thành từ vốn vay hoặc TSĐB khác). Giá trị vay này còn thấp so với đối tượng khách hàng là người có thu nhập cao, có nhu cầu vay cả giá trị tài sản đó. Nên đôi khi khách hàng muốn vay nhiều hay ngân hàng muốn nâng cao doanh số cho vay là điều chưa thể đáp ứng được với những trường hợp ngoại lệ.
Thứ ba: sản phẩm cho vay tiêu dùng của TPBank mặc dù có nhiều
chương trình thay đổi về lãi suất thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nhưng mức độ tiếp cận đến người dân có nhu cầu chưa thực sự tốt. Số lượng khách hàng biết đến thương hiệu của TPBank còn thấp vì là một ngân hàng mới nổi, trẻ và kinh nghiệm còn chưa nhiều so với các đổi thủ cạnh tranh như
VPBank, VIB, và đặc biệt là các ngân hàng thuộc top đầu. Hình thức quảng cáo marketing của ngân hàng qua các phương tiện truyền thông có nhưng mới chỉ hạn chế ở những đối tác của Mobifone hay FPT. Trong đó khách hàng tiềm năng ở các lĩnh vực khác rất nhiều mà TPBank chưa đào sâu khai thác được.
Thứ tư: xét về mức độ đa dạng của các hình thức cho vay tiêu dùng,
TPBank chưa có một sản phẩm đột phá khác hẳn so với thị trường, hay nói cách khác những sản phẩm mà TPBank đang cung cấp thì khách hàng cũng có thể thấy được sản phẩm tương tự ở các ngân hàng khác. Hay nếu có các chương trình tương tự thì TPBank chỉ có sự khác biệt về mức độ lãi suất như thế nào mà thôi. TPBank có một sản phẩm cho vay tiêu dùng mới là Ứng sổ tiết kiệm là sản phẩm độc quyền của TPBank, tuy nhiên ngân hàng lại chưa triển khai đẩy mạnh sản phẩm này và số lượng khách hàng biết đến sản phẩm còn ít, do vậy khó tìm được thị trường riêng cho sản phẩm này.
2.3.2.2 Nguyên nhân a) Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: yêu cầu từ việc duy trì các tỷ lệ an toàn của Ban lãnh đạo.
Do áp lực từ việc phải giữ một tỷ lệ an toàn các chỉ số tín dụng từ ban lãnh đạo, nhất là với một ngân hàng trẻ mới thành lập trên thị trường Ngân hàng kinh nghiệm được 8 năm như TPBank. Yêu cầu giữ chỉ số nợ xấu ở mức tối thiểu và an toàn nhất để tăng lòng tin của khách hàng và chiếm lĩnh thị trường, ủy ban quản trị rủi ro cùng Phòng chính sách sản phẩm phải đưa ra những con số về tỷ lệ cho vay cũng như mức cho vay ở mức độ an toàn ch o phép. Nên có thể thấy chính sách cho vay mua nhà của TPBank chỉ cho mỗi khoản vay chỉ được vay tối đa là 70% giá trị tài sản được coi là chỉ tiêu hợp hợp lý để duy trì an toàn hoạt động tỷ số nợ xấu tại thời điểm này.
Thứ hai: dù đội ngũ nhân sự của TPBank còn khá trẻ và nhiệt huyết
tuy nhiên những nhân sự chủ chốt của phòng sản phẩm tín dụng của TPBank đều là những người từng công tác tại ngân hàng đối thủ VPBank, nên phong cách làm việc, định hướng sản phẩm, chương trình dành cho khách hàng của TPBank có khuynh hướng tham khảo đường lối chính sách của ngân hàng kỳ cựu này. TPBank chưa có bước đột phá trong việc đưa ra một chiến lược sản phẩm mới của mình, vì những hạn chế trong nguồn nhân lực, vật lực và năm kinh nghiệm trên thương trường còn quá thấp. Nên những sản phẩm mà TPBank hướng tới nằm trong giới hạn an toàn, vẫn là những sản phẩm mang xu thế chung của thị trường đánh vào số đông người dân có nhu cầu để dễ dàng khai thác và phát triển. Để tạo sự khác biệt TPBank đánh mạnh vào chính sách lãi suất cũng như thời gian, quy trình xử lý nghiệp vụ làm thế mạnh cho mình. Ngoài ra ban lãnh đạo của TPBank là những người có xu hướng chiến lược trong hoạt động khác mà họ cảm thấy vững chắc hơn là đầu tư kinh doanh vàng( Doji ) nên chưa có sự đầu tư một cách hợp lý nhất cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng này.
Thứ ba: sự thay đổi nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là TPBank
thay vì Tienphongbank là rất tốt. Tuy nhiên điều này cũng khiến nhiều khách hàng không biết, dẫn đến không nắm bắt được các thay đổi và chương trình mà TPBank đang áp dụng. Nhiều khách hàng hiện tại còn lạ lẫm với cái tên TPBank, sau khi nghe người khác giới thiệu hoặc đọc thông tin trên báo đài mới biết được rằng Tienphongbank ngày xưa còn gắn thương hiệu với FPT đã thay đổi thành TPBank thời điểm bây giờ. Sẽ phải mất một thời gian, có khi vài năm ngân hàng mới lấy lại hình ảnh quen thuộc cho khách hàng như ngày xưa, và như vậy đây sẽ là một điều hạn chế khiến cho việc triển khai các chương trình và hoạt động hỗ trợ của TPBank dành cho khách hàng trở nên khó khăn hơn, hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng.
Thứ tư: sản phẩm mới mà TPBank đang triển khai trong năm 2014 với
hai chương trình Cho vay tổ chức cưới và Ứng sổ tiết kiệm là hai chương trình được ban lãnh đạo đánh giá là rất tốt, đánh đúng vào nhu cầu và khả năng thực tế của khách hàng cũng như rất có tiềm năng phát triển trong tương lai. Nhưng thực tế cho thấy từ khi chính sách sản phẩm mới được đẩy ra, ngay trong bản thân CBTD của Ngân hàng còn khá rụt rè trong việc đón nhận và triển khai sản phẩm mới, vì họ đã và đang quen làm việc, tiếp cận với khách hàng ở những sản phẩm dễ đưa ra doanh số hơn. Với những sản phẩm mới, chắc chắn phải mất thời gian và dù có triển khai ban đầu cũng khá manh mún, nhỏ lẻ và chi phí đầu tư thấp. Dan đến thực tế chỉ những chi nhánh lớn hoặc trung tâm bán tập trung được sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo mới triển khai đồng bộ mạnh mẽ sản phẩm mới này. Còn ở các chi nhánh nhỏ và địa phương việc tiếp cận và triển khai sản phẩm mới còn rất hạn chế, không được đẩy mạnh và không có sự quan tâm đúng mức của chính lãnh đạo chi nhánh hay từ CBTD thuộc chính chi nhánh đó. TPBank nên có một hướng đi rõ ràng hơn, khi đã đầu tư cho một sản phẩm mới thì nơi đầu tư đến cùng đến khi nào hiệu quả mang lại xứng đáng với những chi phí đã bỏ ra.
Thứ năm: tỷ trọng cho vay /giá trị TSĐB chưa linh hoạt: theo chính
sách cho vay tiêu dùng tại VPBank thì khách hàng được vay tối đa 70% giá trị của TSĐB(phần lớn là giá trị nhà đất) giá trị này do phòng thẩm định TSĐB định giá (và thường thấp hơn so với giá trị thị trường). Song do thẩm định chưa tốt, không nắm chắc được khả năng trả nợ của khách hàng nên ngân hàng thường chỉ cho vay ở mức 45%-55% giá trị TSĐB, không thỏa mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng.
Thứ sáu: đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa hợp lý.
Thời gian cho vay tiêu dùng chưa đủ dài. Thời gian cho vay trả góp mua nhà theo quy định của TPBank tối đa là 15 năm nhưng thực tế triển khai
thời hạn lại ngắn hơn rất nhiều, phần lớn từ 2 -3 năm, số khoản vay từ 5-7 năm chiếm số ít. Rõ ràng trong điều kiện phần lớn người dân có thu nhập trung bình hiện nay thì thu nhập hàng tháng cần thiết để trả các nghĩa vụ cho một khoản vay 12 năm chỉ bằng một nửa số tiền cần thiết cho một khoản vay 5 năm, sẽ phù hợp với thu nhập của đại bộ phận khách hàng có thu nhập trung bình đến vay mua, xây sửa nhà hơn.
Thứ bảy: chưa có chính sách khuyến khích hợp lý với CBNV
TPBank chưa có chính sách cụ thể về việc đề bạt cán bộ nói chung và CBTD nói riêng, cơ chế lương thưởng chưa được hoàn thiện, cơ chế động viên khuyến khích CBNV phát triển tuy được quan tâm nhưng chưa được xây dựng một cách có hệ thống, đội ngũ cán bộ, nhân viên được bổ sung từ các nguồn nhân lực khác còn theo xu hướng tình thế, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển chung. Hơn nữa, ở các chi nhánh cấp 2 của TPBank chưa hề có sự tách biệt kinh doanh giữa hai bộ phận khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Rõ ràng một CBTD không thể cùng lúc có thể làm tốt cả hai công việc đó.
Thứ tám: việc thẩm định tín dụng là một quy trình hết sức khó khăn
đối với CBTD, không phải CBTD nào cũng có sự am hiểu về lĩnh vực tài sản mà mình thẩm định dẫn đến việc thẩm định không chính xác giá trị tài sản. Những chính sách thay đổi liên tục đôi khi gây khó khăn cho ngân hàng về việc cho khách hàng vay vốn, làm mất đi cơ hội làm ăn với những khách hàng tốt. Tình hình kinh tế ở một số lĩnh vực ngành nghề đáng báo động khiến một bộ phận khách hàng không thể trả được nợ.
b) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước về quản lý tài
nguyên môi trường với các TCTD không đồng bộ. Theo Thông tư hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thông tư này có ảnh hưởng quan trọng đến các ngân hàng thương mại bởi theo như hướng dẫn, các ngân hàng và khách hàng phải đến Uỷ ban nhân dân phường hoặc Sở tài nguyên môi trường làm thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh. Tuy nhiên trong quá trình trên, thông thường ngân hàng và khách hàng sẽ phải tốn thêm nhiều thời gian và tiền (lệ phí đăng ký) ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Thứ hai: theo quy định mới nhất của Nghị định về thi hành luật đất
đai, khách hàng có nhu cầu vay tiền tại các TCTD có tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất sau khi làm thủ tục cầm cố, thế chấp tại cơ quan công chứng Nhà nước, thì khách hàng phải tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo tại Sở tài nguyên môi trường hoặc phòng đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan cấp quận, huyện. Nhưng thực tế triển khai tại các ủy ban nhân dân thời gian để được đăng ký thế chấp thường rất lâu (tối thiểu là 1 tuần) muốn nhanh thì phải có các khoản chi phí chìm. Chính vì thế, tuy quy định này thắt chặt hơn nữa việc quản lý nhà đất của các cơ quan chức năng nhưng sẽ gây tâm lý e ngại cho khách hàng và là một trong những nguyên nhân làm giảm cơ hội vay vốn của khách hàng, giảm thu nhập của ngân hàng.
Thứ ba: tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng
đất ở trên địa bàn phần lớn các tỉnh, thành phố còn chậm. Theo quy định, TPBank chỉ nhận TSĐB là nhà, đất đã được khách hàng có nhân thân tốt, khả năng trả nợ tốt nhưng không được vay vốn ngân hàng do không đủ điều kiện về TSĐB.
Thứ tư: hệ thống pháp luật cho hoạt động cho vay tiêu dùng còn thiếu
và chưa đồng bộ. Đến nay nước ta vẫn chưa có một bộ luật riêng và cụ thể về cho vay tiêu dùng như luật tín dụng tiêu dùng ở các nước phát triển, điều này gây không ít khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Trong khi những văn bản pháp luật này đều chưa đủ để đáp ứng hết những yêu cầu phát sinh trong
thực tế cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, các luật có liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều bất cập như Luật đất đai với những vướng mắc trong việc định giá đất, Luật dân sự cũng chưa có hướng dẫn cụ thể.... chưa đồng bộ cũng là một cản trở đối với không chỉ hoạt động cho vay tiêu dùng mà là toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Thứ năm: hoạt động của các ngân hàng hiện nay cạnh tranh rất gay
gắt. Hà Nội có mạng lưới ngân hàng dày đặc và là nơi đặt trụ sở của các ngân hàng thương mại hàng đầu. Các ngân hàng lâu đời như MB, BIDV, VPBank... đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Các ngân hàng này đã tập trung nhiều nhân sự mạng lưới, tài chính và marketing, đạt được kết quả tốt trong hoạt động cho vay tiêu dùng trên địa bàn hoạt động. Các ngân hàng thương mại nhà nước cũng đang có bước chuyển mình và chú trọng đến thị trường bán lẻ trước đây là bỏ lỡ. Một đặc điểm nữa tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường là sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ đang dần thu hút được sự quan tâm của khách hàng vay vốn.
Thứ sáu: các thủ tục pháp lý hành chính liên quan đến thủ tục cho vay.
Mặc dù ngân hàng đã tối giản quy trình cho vay, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng vay vốn nhưng bất cập về tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà rất chậm gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Nhiều người mặc dù có tài sản hợp pháp là BĐS nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, có nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ nhưng không thể vay vốn vì không có TSĐB. Mặc dù các thủ tục pháp lý liên quan đến TSĐB như công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký/xóa đăng ký giao dịch đảm bảo hiện nay mất thời gian và chi phí. Điều này gây tâm lý e ngại cho nhiều người dân mỗi khi có nhu cầu vay vốn. Do đó họ thường tìm đến vay vốn của người thân hoặc thậm chí vay của tư nhân kể cả trong trường hợp
lãi suất cao. Một vấn đề khác khiến các ngân hàng thương mại e ngại khi cho vay hiện nay là các thủ tục liên quan đến việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ gặp khó khăn, chưa có quy định thực sự rõ ràng, chưa bảo vệ được quyền lợi của người cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận ở Chương 1, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong giai đoạn 2013 - 2015 dựa trên phân tích các số liệu thực tế. Từ đó chỉ ra được những mặt mạnh và một số hạn chế trong hoạt động này cũng như phân tích nguyên nhân của những tồn tại đó. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG