Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 85)

Tiên Phong giai đoạn 2013-2015

2.2.3.1 Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay

Ngày này khi đời sống của người dân ngày càng tăng cao nhu cầu tiêu dùng của cuộc sống càng đa dạng phong phú, ngoài các nhu cầu thiết yếu như ăn ở, áo quần, học hành con người còn có những nhu cầu cao hơn như, du lịch, ăn ngon mặc đẹp, mua sắm xe hơi, tậu nhà cao tầng.Vì vậy nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống. Là một ngân hàng thành lập còn khá trẻ, TPBank cũng muốn gia tăng vị thế của mình trên thương trường bằng việc ra mắt các sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu lớn của đại đa số người dân như nhu cầu vay tiêu dùng, mục tiêu chính là thị trường bán lẻ. Hơn nữa đối tượng khách hàng mà TPBank hướng tới là các khách hàng cá nhân, nhu cầu vay trong ngắn và trung hạn vì có thể quay vòng vốn nhanh và số lượng khách hàng có thể phát triển nhanh chóng. Cùng với sự hỗ trợ của các cổ đông lớn là FPT và Mobiphone, TPBank tin tưởng vào chiến lược này, không ngừng quảng cáo và marketing, các chương trình cho vay ưu đãi liên tục thay đổi nhằm hỗ trợ khách hàng tốt hơn, TPBank ngày càng đẩy mạnh tiềm lực

trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây. Các ngân hàng trong

những năm vừa qua tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ trọng dư nợ khá cao điển hình như

VPBank, muốn chiếm lĩnh ưu thế thị trường và đạt doanh số cao các ngân hàng cần

1 dùng 4.829 6.928 43,47% 12.143 75,27% 2 Tổng dư nợ cho vay 11.926 19.839 66,35% 28.240 42,34

% 3 Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng 40,49% 34,92% 42,99% 4 Tốc độ tăng trưởng

30000 25000 20000 15000 10000 5000 0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

■ Dư nợ cho vay tiêu dùng ■ Tổng dư nợ cho vay

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TPBank giai đoạn 2013-2015)

Trong thời gian qua các ngân hàng thương mại cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng nên quy mô cho vay của các ngân hàng càng tăng lên. Cùng sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng hoạt động cho vay tiêu dùng của TPBank cũng phát triển mạnh. Doanh số cho vay qua các năm có những sự thay đổi đáng kể tăng trưởng đều qua từng năm. Tuy nhiên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không giảm mà còn có xu hướng tăng cao. Năm 2014 dư nợ cho vay tăng lên 6.928 tỷ đồng so với 4.829 tỷ đồng năm 2013( xấp xỉ 43,47%). Đến năm 2015 dư nợ cho vay tăng gấp đôi 12.143 tỷ đồng so với năm 2014 là 6.928 tỷ đồng là sự gia tăng khá lớn. Vì phần lớn các món vay tiêu dùng có thời gian vay trung hạn từ 12 tháng đến 3 năm, nguồn trả nợ là các khoản thu nhập thường xuyên hay không thường xuyên, nên khách hàng không thể thanh toán cho ngân hàng trong thời gian ngắn, dẫn đến tình trạng dư nợ không ngừng tăng cao.

Năm 2013 với chương trình vay tiêu dùng với lãi suất chỉ từ 0%. Cụ thể, đối với khoản vay mua ô tô và mua tiêu dùng thế chấp BĐS, khách hàng được hưởng lãi suất 0% trong 3 tháng đầu cho khoản vay trên 24 tháng và từ 2 tỷ trở lên, và 0% trong tháng đầu cho khoản vay trên 24 tháng và dưới 2 tỷ đồng đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng có nhu cầu vay trong thời điểm này. Việc đánh mạnh vào tâm lý lãi suất thấp và sự điều chỉnh lãi suất trong những tháng tiếp theo đẩy dư nợ cho vay tiêu dùng lên 4.829 tỷ đồng chiếm 40,49% trên tổng dư nợ cho vay là con số khá khả quan cho sự cố gắng của ngân hàng.

Trong năm 2014 mặc dù tổng dư nợ cho vay tăng lên đáng kể so với năm 2013 tuy nhiên tỷ trọng cho vay tiêu dùng giảm đi so với năm trước. Cụ thể tỷ trọng chiếm 34,92% trong năm 2014 so với 40,49% của năm 2013. Tỷ trọng giảm chỉ có 15,95% đặt ra một câu hỏi cho chính sách tín dụng của Ngân hàng. Nguyên nhân của vấn đề này là do lãi suất ưu đãi cho các chương

2014/2013 2015/2014

trình cho vay tiêu dùng đã được thay đổi. Thay vì các chương trình cho vay tiêu dùng ưu đãi lãi suất 0% trong năm 2013, thì đến năm 2014 ngân hàng có sự điều chỉnh với chương trình iiVay tiêu dùng lãi suất 4,9% ”. Điều này đã đánh vào tâm lý của khách hàng, đương nhiên so với năm trước lãi suất có sự thay đổi khách hàng sẽ chuyển hướng quan tâm đến các ngân hàng khác với cùng điều kiện cho vay và cũng mức độ uy tín nhưng lãi suất mềm hơn để vay, ví dụ như VPBank chính là ngân hàng cạnh tranh hàng đầu của TPBank. Mặc dù đã đẩy mạnh truyền thông quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như có những chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng nhưng trên thực tế cho thấy mức độ cho vay tại thời điểm này đã giảm so với năm trước. Điều này đã khiến những chính sách tín dụng của ngân hàng buộc phải thay đổi để nâng vị thế và nâng cao mức doanh số cho vay trong năm tiếp theo.

Năm 2015 đánh dấu sự quay trở lại tăng trưởng trong doanh số cho vay của TPBank, từ 6.928 tỷ đồng năm 2014 lên 12.143 tỷ đồng năm 2015, tăng 6.384 tỷ đồng tương đương 42,99% thể hiện sự đầu tư đúng đắn và những chính sách thay đổi linh hoạt trong chương trình cho vay của TPBank năm 2015 dành cho khách hàng tại thời điểm này. Cụ thể chương trình khuyến mãi

"Hiện thực hóa ước mơ - Vay lãi thấp bất ngờ". Khách hàng tham gia chương trình sẽ được vay mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, vay thấu chi,... với mức lãi suất chỉ từ 3,9% một năm đã thu hút sự quan tâm và đầu tư của khách hàng cùng với thị trường nhà chung cư, xe nhập và xe nội phát triển nhanh chóng. Ngân hàng liên kết với các showroom ô tô và các nhà thầu trên địa bàn tỉnh có chi nhánh của TPBank để đẩy mạnh các gói cho vay.

Tác động của việc tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng một phần là do đời sống của người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu mua, xây dựng sửa chữa nhà và mua ô tô tăng nhiều, và ở đây cũng kể đến là sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo, nỗ lực của đội ngũ CBTD nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Các chỉ tiêu như trên phân tích cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng trong 3 năm rất an toàn và hiệu quả.

2.2.3.2 Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng trên thu lãi từ hoạt động cho vay Bảng 2.5: Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng trên thu lãi từ hoạt động cho

vay giai đoạn 2013-2015

dùng

2 Thu lãi chovay chung 783,4 1.299 1.763 515,6 65,81 464 35,72 “3 “ Tỷ trọng 28,47 % 29,79 % 34,77 %

2000 1500 1000 500

0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

■ Thu lãi cho vay tiêu dùng ■ Thu lãi cho vay chung

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình tín dụng TPBank giai đoạn 2013-2015)

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thu lãi cho vay tiêu dùng

Doanh thu từ cho vay tiêu dùng chủ chủ yếu là từ lãi của các khoản cho vay tiêu dùng chính như cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô. Nhìn bảng trên ta có thể thấy cho vay tiêu dùng là hoạt động chủ yếu, thu lãi từ cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn( xấp xỉ 1/3 so với thu lãi tín dụng chung) vì lãi suất cho vay tiêu dùng bao giờ cũng cao hơn lãi suất cho vay khác, bên cạnh đó nhu cầu vay tiêu dùng của người dân ngày càng cao. Mỗi chính sách về thay đổi lãi suất cũng như đối tượng cho vay sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả thu nhập lãi này của ngân hàng. Mức thay đổi của thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng có quan hệ mật thiết với chính sách lãi suất mà ngân hàng áp dụng.

Năm 2013 trong khi thị trường BĐS không hề biến động nhiều, thậm chí còn có những khó khăn. Giao dịch trầm lắng, tồn kho BĐS cao, nợ xuất chưa được giải quyết như mong muốn. Người dân không mấy mặn mà vì thực tế lạm phát thời gian này ảnh hưởng tới sức cung cầu và nhu cầu thực tế về nhà ở của dân cư. Để đẩy mạnh chiến lược kinh doanh thị trường này, TPBank đã đánh vào chương trình lãi suất thấp cụ thể chương trình cho vay lãi suất 0% trong 03 tháng đầu, cho khoản vay trên 24 tháng và từ 2 tỷ trở lên, và 0% trong 01 tháng đầu cho khoản vay trên 24 tháng và dưới 2 tỷ đồng. Chương trình áp dụng cho khoản vay mua ô tô và mua nhà thế chấp BĐS. Ngoài ra ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất cạnh tranh chỉ 10% cho vay mua - xây dựng, sửa chữa nhà cửa trong 06 tháng đầu tiên. Bên cạnh đó khách hàng vay vốn còn được tặng ngay thẻ Visa với hạn mức thấu chi lên tới 50 triệu đồng. Đến cuối năm ngân hàng lại triển khai chương trình cho vay mới. Từ ngày 15/11/2013 - 31/1/2014, ưu đãi lãi suất cho vay, thấp nhất chỉ 5,8%/năm. Đối với khoản vay mua, xây sửa nhà, vay tiêu dùng có thế chấp, khách hàng được hưởng mức lãi suất 8,8%/năm trong 08 tháng đầu tiên, hoặc 0% trong tháng đầu tiên và 11% trong 11 tháng tiếp theo. Khách hàng vay

mua ô tô, vay hộ kinh doanh áp dụng mức lãi suất 6%/năm trong 06 tháng đầu tiên, hoặc 8%/năm trong 08 tháng đầu tiên. Khách hàng có thể chủ động chọn phương án ưu đãi phù hợp với kế hoạch riêng của mình. Ngoài ra TPBank ưu đãi ân hạn gốc năm đầu đối với khoản vay mua xây sửa nhà, giảm 50% phí định giá TSĐB, miễn phí phát hành phí thường niên thẻ visa cho cá nhân vay vốn. TPBank cam kết tiếp tục duy trì mức lãi suất hấp dẫn nhất ngay cả sau thời gian ưu đãi, lãi suất vay được tính dựa trên lãi suất tiết kiệm cao nhất cộng biên độ lãi vay thấp. Các hồ sơ vay vốn tại TPBank được xử lý nhanh chóng, giải ngân trong vòng 03 ngày kể từ khi phê duyệt hồ sơ. Với việc đánh vào lãi suất, chất lượng dịch vụ, TPBank đã tạo sự thu hút từ người tiêu dùng và mở rộng sự quan tâm của khách hàng và có nhiều khoản vay hơn. Nhưng lãi suất thấp đồng nghĩa với việc lãi thu từ mỗi khoản vay nhỏ và tổng lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng là không lớn. Các khoản vay từ tiêu dùng chủ yếu là nhỏ mà chi phí từ các hoạt động khác như thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản, thủ tục giấy tờ, chi phí cho CBTD, chi phí cho hệ thống giải ngân, chi phí thu hồi nợ càng khiến lãi thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng thấp. Năm 2013 tổng thu lãi chỉ chiếm 244 tỷ, chiếm 28,47% là một con số có thể tạm chấp nhận được đối với ngân hàng.

Năm 2014 trong khi hai tháng đầu năm, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng âm 1,66% so với cuối năm 2013. Các ngân hàng thận trọng hơn và vốn đang đổ dồn về kênh trái phiếu. Thế nhưng, tại TPBank các gói tín dụng mới đều giải ngân khá tốt, thậm chí vượt tiến độ dự tính. Năm 2014, Ngân hàng nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng này là 13%, nhưng qua hai tháng đầu năm đã đạt tới 7,83%. Quan điểm của TPBank là luôn cố gắng đẩy mạnh cho vay, tìm kiếm khách hàng tốt, sẵn sàng cạnh tranh về lãi suất và chất lượng dịch vụ nhưng không hạ chuẩn tín dụng. Tiến độ giải ngân những gói này khá ổn định. Một yếu tố thúc đẩy là TPBank mở rộng cơ sở

khách hàng cá nhân, xúc tiến làm việc với các DN lớn như MobiFone, FPT... cung cấp các sản phẩm tín dụng cho CBNV. Mọi thủ tục được TPBank tinh giản tối đa, ngân hàng cam kết xử lý hồ sơ và giải ngân nhanh chóng.

Trong năm 2014, ngân hàng nhận định cho vay tốt nên mức thu lãi là 387 tỷ đồng, chiếm 29,79% so với tổng thu nhập lãi của ngân hàng, mức tăng trưởng đã khả quan hơn so với năm 2013 thể hiện sự cố gắng của TPBank trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm định tài sản, các khâu xử lý nhanh gọn và vững chắc đã tạo lòng tin cho khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,97% năm 2013 xuống còn 1,01% năm 2014 cho thấy sự nỗ lực và cải thiện của ngân hàng trong việc quản lý các khoản nợ có vấn đề.

Năm 2015 từ thời điểm đầu năm ngân hàng đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 78% đã khiến các hoạt động tín dụng của ngân hàng được tập trung và quan tâm ở mức tối đa tại tất cả các phòng ban. Ngay thời điểm đầu năm ngân hàng đã triển khai chương trình “Cho vay với lãi suất từ 3,9%/ năm". Đây là chương trình được triển khai với tên gọi "Hiện thực hóa ước mơ - Vay lãi thấp bất ngờ'". TPBank cho biết chương trình này sẽ hỗ trợ khách hàng tiếp cận được nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch tài chính, hiện thực hóa các mục tiêu an cư, mua phương tiện đi lại, đầu tư khởi nghiệp.

Đặc biệt, đối với các khoản vay được giải ngân, TPBank sẽ cấp thẻ tín dụng hoặc hạn mức ứng tiền để cho khách hàng chi tiêu mua sắm. Ngoài ra khách hàng vay mua nhà sẽ được ân hạn trả gốc năm đầu tiên. Tín dụng tăng trưởng 0,68%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 2,67% so với cuối năm ngoái. Tín dụng tăng trưởng tốt hơn các năm trước một phần do lộ trình giảm lãi suất được thực hiện dần dần và đúng với chỉ đạo của ngân hàng nhà nước đề ra cho các ngân hàng thương mại thời điểm này. Việc tập trung vào cải thiện các khâu của quy trình vay vốn đặc biệt cùng với việc tr iển khai gói 30.000 tỷ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người nghèo, người có thu

ST T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh So sánh Năm 2014/2013 Năm 2015/2014 Tăng Tỷ lệ Tăng Tỷ lệ 1 Tông dư nợ cho vay tiêu dùng 4.829 6.928 12.143 2.099 43,47 5.255 75,27 2 Tông huy động vốn 14.067 21.623 39.505 7.556 53,71 17.882 82,69 3 Tỷ trọng 34,33 % 32,04 % 30,74 %

nhập thấp được vay vốn mua nhà ở xã hội cũng được TPBank tăng cường triển khai. Năm nay mức thu lãi của hoạt động tín dụng tăng lên con số 613 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với thời điểm này năm 2014 là bước tiến cho thấy sự đổi mới và cách thức triển khai đã có những hiệu quả rõ rệt.

2.2.3.3 Tỷ trọng phản ánh mức độ sử dụng vốn để cho vay Bảng 2.6: Tỷ trọng mức độ sử dụng vốn để cho vay

giai đoạn 2013-2015

riêng cho từng phân khúc khách hàng song song với việc cải tiến nhiều dịch vụ tiện ích, dịch vụ giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, cùng với các chính sách linh hoạt, các chương trình thúc đẩy bán hiệu quả đẩy mạnh huy động từ khách hàng, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Bởi TPBank là ngân hàng mới nên luôn dành những ưu đãi tốt nhát dành cho khách hàng khi lãi suất huy động vốn ở mức khá cao so với các ngân hàng quốc doanh. Để làm được điều này, TPBank đã có những lộ trình tăng giảm lãi suất phù hợp với từng thời kỳ có tính đến mức chi phí và khoản bù đắp lỗ lãi đối với từng khoản mục để luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Khi huy động vốn luôn ở mức an toàn và gia tăng bền vững qua các năm sẽ là tiền đề tốt để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay. So với các Ngân hàng thương mại hiện nay, TPBank đang là ngân hàng duy trì mức

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w