Về tổng quan, hoạt động cho vay tiêu dùng của TPBank đang phát triển theo chiều hướng tốt. Các chỉ số theo đánh giá khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng đều ở mức an toàn và tăng trưởng đều. Đây là một tín hiệu khả quan cho những cố gắng và không ngừng thay đổi các chính sách tín dụng từ phía ngân hàng và cần được duy trì trong thời gian tới.
Về cơ bản có thể tóm gọn qua các ý như sau:
Thứ nhất; cơ cấu sản phẩm cho vay hợp lý
So với xu thế mặt bằng chung về cơ cấu sản phẩm cho vay các ngân hàng đang triển khai hiện nay, cho vay mua nhà luôn chiếm ưu thế vì nhu cầu của người dân về sản phẩm này gia tăng khi xã hội ngày càng phát triển. TPBank đã điều tra nghiên cứu về nhu cầu thực tế các sản phẩm người dân ưa chuộng, hợp tác liên kết với các showroom ô tô trên địa bàn để đưa ra các chính sách về lãi suất cũng như ưu đãi dành cho khách hàng. Qua đó thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng và tiếp cận đúng đối tượng có nhu cầu. Có thể thấy cơ cấu sản phẩm cho vay mua nhà luôn chiếm trung bình 65%- 75% trong cơ cấu cho vay tiêu dùng của TPBank. Tiếp đó sản phẩm cho vay mua ô tô cũng duy trì ổn định qua các năm với các chính sách cho phép nhập khẩu ô tô cũ, chính sách giảm giá mạnh để cạnh tranh với các hãng xe cũng như xu hướng sử dụng ô tô của người dân thành thị, sản phẩm này tiếp tục phát huy thế huy những thế mạnh của mình. Sản phẩm này luôn chiếm ổn
định 20% -25% cơ cấu cho vay tiêu dùng. Đây là hai sản phẩm chính mà ngân hàng đang phát triển trong những năm gần đây, trở thành những sản phẩm cốt lõi và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
Thứ hai: các chỉ số an toàn hoạt động và thu lãi luôn được duy trì.
Cùng với xu hướng phát triển ổn định của hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng trong cho vay tiêu dùng cũng đạt những bước tăng trưởng đáng kể. Ngân hàng không phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đây là yếu tố tích cực giúp ngân hàng chủ động trong thanh khoản và điều chỉnh được lãi suất cho vay khách hàng kịp thời theo thị trường. Cùng với việc hình thành khối pháp chế, giám sát và xử lý nợ, công tác giám sát, đôn đốc và xử lý nợ được tăng cường, luôn theo dõi và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng đảm bảo theo mức an toàn đã được ban lãnh đạo yêu cầu ngay từ những thời điểm đầu năm. TPBank đã bán được nợ xấu khó có khả năng thu hồi cho Công ty thu mua nợ quốc gia giúp ngân hàng cải thiện được chất lượng tín dụng và chủ động hơn trong hoạt động xử lý nợ của ngân hàng. TPBank triển khai các biện pháp đồng bộ để kiểm soát nợ xấu như: tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ pháp lý và TSĐB, thu nợ và xử lý TSĐB, kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động, hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai. Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng có mức độ tăng trưởng ổn định và cao hơn so với các hoạt động tín dụng khác. Từ đó có thể thấy cho vay tiêu dùng có vị trí quan trọng trong thu nhập của ngân hàng.
Thứ ba: quy trình tín dụng thực hiện chặt chẽ
Các chính sách tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng chung của ngân hàng, phát huy tác dụng nhất định
trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm định tài sản của TPBank trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên để hỗ trợ tốt hơn nữa cho việc phát triển kinh doanh và kiểm soát chất lượng tín dụng thì chính sách tín dụng vẫn cần phải cải thiện linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc triển khai mô hình tín dụng tập trung được đánh giá khá hiệu quả đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh của ngân hàng cũng như kiểm soát chặt chẽ khách hàng trước và sau cho vay. Quy trình thẩm định tài sản đã đi vào nền nếp, định giá tập trung, đã làm đầu mối về bảo hiểm và công chứng đạt hiệu quả và kiểm soát được rủi ro liên quan đến hoạt động này. Những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng tốt đã giúp cho chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện. Ngân hàng đã ban hành các quy trình quy định và cẩm nang nghiệp vụ với mục đích chuẩn mực hóa kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý các tình huống trong giao dịch cụ thể. Quy định về iiTieu chuẩn chất lượng dịch vụ” là một trong những tiện ích nằm trong nỗ lực cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của TPBank. TPBank không ngừng lắng nghe ý kiến của khách hàng triển khai điều tra về chất lượng dịch vụ và sản phẩm để có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình hoạt động.
Thứ tư: ngân hàng đã cung cấp được nhiều chương trình lãi suất khác
nhau và tiếp cận thực tế nhu cầu của người dân
Có thể kể đến như chương trình “ Linh hoạt vay ưu đãi vốn” với lãi suất thấp nhất thị trường 5,8% với ân hạn gốc năm đầu với vay mua và xây sửa nhà năm 2013, iiGidm lãi cuối năm an tâm vay vốn” với lãi suất 4,5% năm
2014, ““Hiện thực hóa ước mơ, lay vãi thấp bất ngờ” với lãi suất 3,9% năm 2015. Các chương trình của TPBank đưa ra đều áp dụng lãi suất khá hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Hơn nữa TPBank còn đẩy mạnh quảng cáo các chương trình trên phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, băng zôn, biển quảng cáo... để gia tăng hiệu quả tiếp cận người tiêu
dùng. Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng và đi đầu trong công nghệ là những điểm nổi trội giúp TPBank đưa sản phẩm thiết thực đến gần hơn nhu cầu người tiêu dùng.
Thứ năm: huy động vốn tốt là tiền đề cho hoạt động cho vay
TPBank triển khai tốt hoạt động huy động vốn với mức lãi suất ưu đãi và cao hơn hẳn so với các ngân hàng mạnh trong hệ thống sẽ ngày càng tạo lòng tin và thu hút nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ của TPBank. Hơn nữa nguồn vốn này lại luôn ổn định sẽ là tiền đề tốt để ngân hàng tập trung phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Cụ thể nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu lợi nhuận cao. Ngược lại, với quy mô hạn chế và chi phí cao ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí huy động vốn của ngân hàng liên quan chặt chẽ với lãi suất tiền gửi các loại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các loại và lãi suất các công cụ nợ do ngân hàng phát hành. Khi khách hàng đến với TPBank và trải nghiệm các dịch vụ, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội hơn để hiểu khách hàng và cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng thêm.
Thứ sáu: hồ sơ và thủ tục nhanh chóng
Khách hàng hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu của mình, một trong những tiêu chí khách hàng muốn sử dụng dịch vụ là thời gian xử lý công việc nhanh chóng và sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ. Nắm bắt được tâm lý này của khách hàng, TPBank không ngừng đưa ra các thay đổi sản phẩm hợp lý với tiêu chí nhanh chóng, chính xác và tiện lợi và khách hàng là trung tâm của cả quá trình. Các sản phẩm hiện tại của TPBank khá thuận tiện khi thời gian xét duyệt khoản vay tiêu dùng được rút ngắn. Điều này góp phần tạo
nên lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng của khách hàng dành cho dịch vụ của ngân hàng.
Thứ bảy: các biện pháp quản lý rủi ro của ngân hàng cũng tỏ ra rất
hiệu quả. Trước hết phải kể đến quy trình quản trị rủi ro với mỗi sản phẩm được ban hành chặt chẽ, rõ ràng và không quá rườm rà, phức tạp sẽ là tiền đề để sản phẩm triển khai theo đúng quy trình, hạn chế nhất rủi ro có thể xảy ra. Thời gian thẩm định tương đối nhanh chóng từ 03-05 ngày đã góp phần đáp ứng được nhu cầu giải quyết nhanh gọn của khách hàng. Bên cạnh đó công tác đánh giá khách hàng được tiến hành một cách khoa học, với sự kết hợp của hai hệ thống: hệ thống đánh giá mang tính phán đoán và hệ thống mang tính thống kê. Hệ thống đánh giá mang tính phán đoán là phương pháp đánh giá lựa chọn khách hàng dựa vào kinh nghiệm trình độ, và sự hiểu biết của CBTD thông qua tiếp xúc trò chuyện cùng khách hàng để tìm hiểu về nhân thân lai lịch, khả năng tài chính và thiện chí trả nợ của khách hàng. Còn hệ thống đánh giá mang tính thống kê là tiến hành cho khách hàng theo một số chỉ tiêu:
> Về yếu tố nhân thân lai lịch: tuổi, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng cư trú, số người ăn theo, thu nhập hàng năm của cá nhân, thu nhập hàng năm của gia đình.
> Về yếu tố tài chính: tỷ trọng vốn vay trên tổng phương án xin vay, tình hình trả nợ với TPBank và ngân hàng khác, tình hình trả lãi, tổng nợ trên giá trị BĐS hoặc BĐS có thể chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của người vay, các dịch vụ sử dụng của TPBank.
> Về TSĐB: mức độ biến động về giá trị TSĐB có thể xảy ra trong thời gian vay, giá trị TSĐB so với khoản vay.
Với mỗi nhân tố trên ngân hàng sẽ đánh giá và định giá số điểm mà khách hàng đã đạt được. Phương án này rất hiệu quả giúp giảm được thời gian
xét duyệt cho vay và đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp về lãi suất, về các kỳ hạn trả gốc lãi khi áp dụng cho vay tiêu dùng.