Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 41)

a) Về phía ngân hàng thương mại

Nhìn từ góc độ ngân hàng thương mại, nếu xét trên cung cầu của thị trường thì có một số nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng mang tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến hoạt động chủ yếu này của ngân hàng

- Lãi suất cho vay tiêu dùng: biểu hiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại có thể nhận thấy một cách dễ dàng nhất là qua lãi suất. Một lãi suất cho vay hấp dẫn là một lãi suất thu hút được nhiều khách hàng đến ngân hàng vay tiền. Điều đó không có nghĩa là phải định ra một lãi suất thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh mà quan trọng lãi suất đấy phù hợp với chiến lược, mục tiêu của ngân hàng và quan trọng vẫn thu được lợi nhuận. Như vậy, một lãi suất cho vay tiêu dùng phù hợp sẽ làm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng cho ngân hàng.

Lãi suất cho vay tiêu dùng có thể được xác định theo mô hình tổng hợp chi phí như sau: Lãi suất cho vay tiêu dùng = Chi phí huy động vốn + Rủi ro tổn thất dự kiến + Phần bù kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn + Lợi nhuận cận biên

- Hệ thống thông tin mạng lưới phân phối: hệ thống thông tin bao gồm hệ thống báo cáo nội bộ, hệ thống thu thập thông tin bên ngoài, hệ thống phân tích thông tin.

+ Hệ thống báo cáo nội bộ: ngân hàng sẽ có được hệ thống thông tin cần thiết trong hoạt động của mình như: chất lượng phục vụ khách hàng, chiến lược của ban giám đốc, mong muốn của các cổ đông...

+ Hệ thống thu thập thông tin bên ngoài: tích lũy các số liệu khác nhau về tình hình các thị trường, đặc biệt là thị trường mà ngân hàng đang hoạt động, về các lực lượng tham gia thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về cơ chế điều hành của ngân hàng nhà nước, về biểu lãi suất của ngân hàng, chính sách hối đoái, về nhu cầu thị hiếu của người dân. Hệ thống thông tin cung cấp tốt sẽ là cơ sở để ngân hàng lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

+ Hệ thống phân tích thông tin: với các thông tin thu thập được, bộ phận này sẽ tổng hợp, phân tích, đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu, các hướng giải quyết nhằm đạt được mục tiêu nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, chiếm lĩnh được thị phần trên thị trường, đạt lợi nhuận kỳ vọng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, hoàn thành tốt kế hoạch của ban giám đốc, mục tiêu hội đồng quản trị đề ra.

- Chính sách tín dụng của ngân hàng: là hệ thống chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ của ngân hàng. Nội dung của chính sách tín dụng thường bao gồm: hạn mức tín dụng, loại hình tín dụng, quy định

TSĐB, thời hạn tín dụng, cách thức thanh toán... Chính sách tín dụng được vạch ra giúp cho CVKH có khung tham chiếu rõ ràng làm căn cứ xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, những chính sách tín dụng tác động mạnh mẽ đến hoạt động mở rộng tín dụng nói chúng cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Do tính cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường ngân hàng nên chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn sẽ là yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả. Chiến lược phát triển của ngân hàng tạo ra một định hướng chung về khách hàng mục tiêu , tạo lập các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho nhóm khách hàng đó. Như đối với khách hàng uy tín của ngân hàng, có thể sử dụng chính sách cho vay không cần TSĐB, hạn mức tín dụng cao, lãi suất ưu đãi hơn.

- Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên: cán bộ quản lý đòi hỏi phải là người có chuyên môn giỏi, có khả năng phân tích, phán đoán, là người chịu trách nhiệm đầu tiên về hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó do đặc thù riêng của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng lại phụ thuộc lớn vào trình độ của CBTD. CBTD trực tiếp tiếp xúc với khách hàng qua quá trình giao dịch, đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy ban lãnh đạo cần có chính sách khơi dậy năng lực lao động, sáng tạo cho đội ngũ CBTD, đặc biệt phát huy hiệu quả của chính sách khen thưởng, động viên thỏa đáng đối với nhân viên có thái độ làm việc tốt.

- Trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng: là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đó. Khi ngân hàng được trang bị đầy đủ các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng thêm tiện ích sử dụng cho khách hàng và dịch vụ của họ sẽ được biết đến rộng rãi hơn.

- Mức độ đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng: số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng là yếu tố đánh giá đầu tiên mức độ phát triển các dịch vụ

của ngân hàng. Số lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng càng nhiều, càng đa dạng thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh cao như hiện nay, các ngân hàng luôn chú trọng đầu tư, nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng với các đặc tính khác nhau, hướng tới nhiều đối tượng trong nền kinh tế, các ngân hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, cho thấy khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng là tốt và ngược lại.

b) Về phía khách hàng

- Mức độ hài lòng của khách hàng: chỉ tiêu này đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu chất lượng sản phẩm của ngân hàng tốt, sẽ tạo sự tin tưởng cho khách hàng đến vay vốn. Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao thì khả năng thu hút lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng nhiều, ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong phát triển các sản phẩm của mình.

- Khả năng gia tăng uy tín và mức độ nhận biết thương hiệu ngân hàng của khách hàng: chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiểu biết của khách hàng về các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng phải điều tra xem khách hàng biết đến ngân hàng của mình như thế nào. Một khi thương hiệu của ngân hàng được định vị trong tâm trí của khách hàng thì khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu. Đây là điều rất cần thiết từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có thể gia tăng uy tín và nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu với khách hàng thì cho thấy khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng cao.

- Khả năng tài chính của khách hàng: nếu khách hàng có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thường ít ảnh hưởng đến các chi tiêu khác

trong gia đình. Đối với khách hàng này, họ sẵn sàng thanh toán tiền vay cho ngân hàng để tránh những rắc rối liên quan đến mặt pháp lý. Ngày nay, phần lớn các món vay tiêu dùng thường được quy định bởi sự ổn định của thu nhập khách hàng, ngoại trừ những khoản vay ngắn hạn. Chính vì thế, khả năng tài chính của khách hàng yếu tố quan trọng trong việc ngân hàng có quyết định cấp tín dụng cho khách hàng hay không.

- Nhu cầu vay của khách hàng: nhu cầu vay đối với sản phẩm dịch vụ là trung tâm của chiến lược phát triển sản phẩm. Đối tượng sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn rất đa dạng và phong phú. Nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng tăng nên khi đó nhu cầu về hàng hoá dịch vụ chất lượng cao ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ở từng thời điểm khác nhau, các nhu cầu cũng sẽ khác nhau. Các ngân hàng thương mại do đó cần phải nghiên cứu, phát hiện được sớm những nhu cầu để đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp. Nhu cầu của khách hàng là căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

- Trình độ dân trí của người tiêu dùng: trình độ dân trí thể hiện ở trình độ học vấn, văn hoá và mức độ hiểu biết các vấn đề xã hội. Yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng tới mọi hành vi trong đó có hành vi tiêu dùng của con người. Cụ thể, những người có trình độ cao thường dễ dàng tìm kiếm công việc có thu nhập cao, ổn định. Chính vì vậy, họ thường lạc quan và tin tưởng vào thu nhập của họ trong tương lai để rồi sẵn sàng chủ động trong việc sử dụng các sản phẩm vay tiêu dùng để đạt được mức sống tốt hơn. Ngoài ra, những người có trình độ dân trí cao cũng thường có nhiều thông tin và khả năng tiếp cận tới các sản phẩm vay tiêu dùng hơn. Đồng thời, những người này cũng hiểu rõ và ý thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình

trong việc sử dụng các khoản vay. Điều này góp phần làm giảm bớt rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận trình bày những điều cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại, quy trình và vai trò của cho vay tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Từ đó có những cơ sở lý thuyết tìm hiểu sâu hơn về khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh và những nhân tố ảnh hưởng đến nó. Những lý thuyết thực tiễn này sẽ giúp cho phần phân tích về khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong trong chương 2 được rõ nét hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w