Tính độc lập

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 28)

Tính độc lập trong hoạt động kiểm toán nội bộ là yếu tố cơ bản, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ. Tính độc lập được xem xét trên hai giác độ: tổ chức kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ.

- Tổ chức kiểm toán nội bộ: để đảm bảo tính độc lập, tổ chức kiểm toán

nội bộ phải thoả mãn những yêu cầu sau:

+ Tổ chức kiểm toán nội bộ phải độc lập với các công việc mà họ tiến hành kiểm toán, có văn bản chính thức quy định quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán nội bộ. Đối với Ngân hàng Trung ương, tổ chức kiểm toán nội bộ thường là một Vụ, có quy chế tổ chức và hoạt động riêng do Thống đốc quy định. Trong quy chế phải nêu rõ:

Địa vị pháp lý của Vụ kiểm toán nội bộ;

Quyền được tiếp cận hồ sơ, văn bản và cơ sở vật chất liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ;

Phạm vi hoạt động của Vụ kiểm toán nội bộ

+ Người đứng đầu tổ chức kiểm toán nội bộ (Vụ trưởng) phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cao nhất về hoạt động của tổ chức trong phạm vi quyền hạn được giao.

+ Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Vụ kiểm toán nội bộ phải được Thống đốc phê duyệt. Đồng thời, Vụ trưởng Vụ kiểm toán nội bộ phải báo cáo Thống đốc về kết quả kiểm toán, những tồn tại và vướng mắc trong hoạt động kiểm toán.

- Tính khách quan của kiểm toán viên nội bộ: các kiểm toán viên nội bộ cần phải có thái độ công bằng, không thành kiến và tránh những xung đột lợi ích. Tính khách quan sẽ đảm bảo cho công việc kiểm toán được hoàn

thành mà không bị lệ thuộc vào ý kiến của người khác. Kiểm toán viên nội bộ cũng cần phải có tinh thần, thái độ làm việc nhiệt tình, trung thực.

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w