Quan điểm chỉ đạo và định hướng hoạt động kiểmtoán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 95)

VI Hoạt động ngoại hối BTÀI SẢN NỢ (Dư có) 17.013.676.725

2 Cục Quản trị

3.1. Quan điểm chỉ đạo và định hướng hoạt động kiểmtoán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.1. Quan điểm chỉ đạo và định hướng hoạt động kiểm toán nội bộNgân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước, nên Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ 12 đã nhất trí thông qua chương VI “Kiểm toán nội bộ” bao gồm 3 điều (Điều 62 “Kiểm toán nội bộ”, Điều 63 “Đối tượng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ”, Điều 64 “Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm toán nội bộ”) quy định về kiểm toán nội bộ trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 (trong Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 chỉ có điều 57 quy định về kiểm toán nội bộ). Điều đó khẳng định tính ổn định, bền vững của hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ. Các văn bản đó đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động kiểm toán nội bộ. Cơ cấu tổ chức của Vụ kiểm toán nội bộ đã được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao.

Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu do Thống đốc đề ra như sau: Đảm bảo các đơn vị tuân thủ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm hoặc không tuân thủ pháp luật, quy trình nghiệp vụ dẫn đến rủi ro trong hoạt động; đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp thực hiện nghiệp vụ có hiệu lực và hiệu quả; xác định tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ của các đơn

vị; bảo vệ an toàn tài sản và uy tín của Ngân hàng Nhà nước; kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.

Công tác kiểm toán nội bộ cũng nhận được sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kiểm toán nội bộ do Thống đốc trực tiếp phụ trách; Thống đốc trực tiếp xem xét và phê duyệt Chương trình kế hoạch kiểm toán hằng năm của Vụ Kiểm toán nội bộ); các văn bản quy định về quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ đã được xây dựng và bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do đó, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước dần đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 95)

w