Xây dựng, hoàn thiện cơsở pháp lý cho hoạt động kiểmtoán nội bộ

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 98)

VI Hoạt động ngoại hối BTÀI SẢN NỢ (Dư có) 17.013.676.725

2 Cục Quản trị

3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện cơsở pháp lý cho hoạt động kiểmtoán nội bộ

Xây dựng, ban hành văn bản của Chính phủ và các Bộ, Ngành về kiểm toán nội bộ, tạo cơ sở để hoàn thiện các quy định về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

-Xây dựng Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ, bao gồm các vấn đề cơ bản như: mục đích, nguyên tắc, phạm vi, đối tượng của kiểm toán nội bộ; tổ chức bộ máy, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm toán nội bộ; hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động kiểm toán nội bộ có hiệu quả...

Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, Ngành khác là cơ quan có sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước. Hoạt động kiểm toán nội bộ vừa phải tuân thủ các văn bản hướng dẫn về kiểm toán nội bộ quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước, mặt khác cũng phải phù hợp với các quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền, tài sản Nhà nước sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thống nhất hoạt động kiểm toán nội bộ tại các cơ quan, tổ chức nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng.

-Kiểm toán Nhà nước ban hành chuẩn mực về kiểm toán nội bộ: Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ bao gồm những quy định chung về nguyên tắc, điều kiện và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với kiểm toán viên nội bộ; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán nội bộ, đoàn kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ. Những quy định chung về chuẩn mực kiểm toán nội bộ do Kiểm toán Nhà nước ban hành là cơ sở để các cơ quan, tổ chức có những quy định cụ thể hướng dẫn áp dụng chuẩn mực phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.

-Bộ Nội vụ ban hành các quy định về kiểm toán viên nội bộ: quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với ngạch kiểm toán viên nội bộ; quy chế đào tạo bồi dưỡng, thi, cấp chứng chỉ và thi nâng ngạch kiểm toán viên nội bộ trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước.

-Nghiên cứu, soạn thảo quyết định của Thống đốc ban hành quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm chuẩn hoá các bước công việc cần thực hiện áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán theo trình tự (chuẩn bị kiểm toán - thực hiện kiểm toán - lập báo cáo kiểm toán - theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán ). Theo đó, cần quy định cụ thể, đảm bảo thống nhất thực hiện nhằm khắc phục những yếu kém trong việc theo dõi, thu thập thông tin, đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định rủi ro có sai sót trọng yếu chuẩn bị cho việc lập kế hoạch kiểm toán và nội dung kiểm toán chi tiết tại đơn vị. Đồng thời, các quy trình kiểm toán cần được xây dựng trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản trị kiểm toán (hiện nay đang ứng dụng phần mềm kiểm toán TeamMate).

-Xây dựng quyết định của Thống đốc quy định danh mục hồ sơ kiểm toán nội bộ theo hướng quy định cụ thể các tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho việc đưa ra những đánh giá của mình. Điều này để khắc phục những hạn chế hiện nay, danh mục hồ sơ kiểm toán bao gồm cả những tài liệu kết quả thu thập thông tin, đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, dự kiến ban đầu về mức độ rủi ro đối với đơn vị được kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán; các tài liệu liên quan sau khi đã phát hành báo cáo kiểm toán như các ý kiến phản hồi, giải trình của đơn vị sau khi nhận được báo cáo kiểm toán, tình hình thực hiện chỉnh sửa kiến nghị sau kiểm toán...; quy định bảo quản hồ sơ kiểm toán; quy định việc khai thác sử dụng hồ sơ kiểm toán nội bộ...

-Các quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ phải thường xuyên được bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với sự thay đổi của hệ thống văn bản chế độ và sự cải tiến, thay đổi của các quy trình nghiệp vụ trong Ngân hàng Nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ. Đồng thời, cần thực hiện đánh giá thường xuyên, định kỳ theo hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng để phân tích nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ, đưa ra các biện pháp khắc phục để hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ ngày càng được nâng cao.

3.2.2. Giải pháp về xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạtđộng kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 98)

w