Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểmtoán nội bộ

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 34)

Việc đo lường và đánh giá hiệu quả đối với các hoạt động trong các doanh nghiệp nói chung và hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng nói riêng là rất cần thiết.

Hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng là một khái niệm tương đối vì nó được đánh giá bằng cách so sánh mục tiêu ngân hàng đặt ra khi thiết lập và duy trì kiểm toán nội bộ (yếu tố đầu ra) đạt được và nguồn lực sử dụng cho kiểm toán nội bộ (yếu tố đầu vào).

- Yếu tố đầu vào của hoạt động kiểm toán nội bộ bao gồm:

Số lượng, chất lượng (trình độ) nhân sự làm công tác kiểm toán nội bộ; Chi phí dành cho bộ phận kiểm toán nội bộ, bao gồm: Thu nhập của cán bộ kiểm toán, chi phí đào tạo,...;

Chi phí áp dụng yếu tố khoa học công nghệ vào công tác kiểm toán nội bộ: phần mềm kiểm toán nội bộ, chi phí trang bị máy tính cho cán bộ kiểm toán.

- Yếu tố đầu ra của hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng mang tính chất vô hình như:

Tính trung thực của thông tin tài chính;

Khả năng dự đoán để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng - hoạt động tín dụng, hoạt động kế toán và ngân quỹ, ...;

Khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, vi phạm và kiến nghị xử lý phù hợp;

Hoạt động theo dõi chỉnh sửa sau kiểm toán chặt chẽ, các vi phạm được chỉ ra đều được chỉnh sửa thích hợp;..

Do vậy, để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng, điều quan trọng là nhằm vào kết quả việc thực hiện quy trình của các hoạt động nghiệp vụ, các sai sót, vi phạm được phát hiện và chỉnh sửa,. hơn là đánh giá dựa vào kết quả bằng con số cụ thể.

Nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước do chính Ngân hàng Nhà nước thiết lập, thể hiện trong Quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, căn cứ vào đặc điểm hoạt động và những mục tiêu chung cần đạt tới của Ngân hàng Nhà nước. Những quy định rõ ràng, chi tiết, đầy đủ và phù hợp là cơ sở để tổ chức hoạt động kiểm toán, là căn cứ để phân

bổ các nguồn lực thích hợp cho kiểm toán nội bộ và đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá kết quả của hoạt động này.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trước hết phải xác định được các chỉ tiêu đánh giá. Các chỉ tiêu này phải bảo đảm phục vụ tốt cho việc đánh giá đầu ra theo mục tiêu, chiến lược cũng như mối liên kết từ đầu vào đến đầu ra. Đối tượng đánh giá là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của hoạt động kiểm toán nội bộ rất phức tạp và khó đo lường được bằng giá trị cụ thể. Do đó, phần lớn các chỉ tiêu đánh giá là chỉ tiêu định tính.

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w