Do những bất cập trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 92)

VI Hoạt động ngoại hối BTÀI SẢN NỢ (Dư có) 17.013.676.725

2 Cục Quản trị

2.3.3.1. Do những bất cập trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ

- Việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ là để thực hiện mục tiêu kiểm soát một cách kịp thời, thích hợp các rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo an toàn tài sản; sử dụng các nguồn lực hiệu quả và tiết kiệm; đảm bảo độ tin cậy và tính thống nhất của các thông tin tài chính và thông tin quản lý; đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các chính sách...

Trong quyết định 2989/QĐ-NHNN ngày 11/12/2009 của Thống đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố quy định: cơ cấu tổ chức của các chi nhánh (trừ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) không có bộ phận kiểm soát nội bộ. Do đó, trong thực tiễn hoạt động đã dẫn đến một số bất cập như sau:

Vụ Tổng kiểm soát (nay là Vụ Kiểm toán nội bộ) được thành lập trên cơ sở tách bộ phận Tổng kiểm soát từ Vụ kế toán và Tổng kiểm soát, sau đó bộ phận kiểm soát tại các chi nhánh được hình thành nhằm tăng tính độc lập

khách quan về nghiệp vụ của bộ phận kiểm soát với các Phòng nghiệp vụ khác. Theo quyết định số 3169/QĐ-NHNN ngày 22/12/2008 của Thống đốc quy định nhiệm vụ kiểm soát nội bộ do Phòng Kế toán - thanh toán thực hiện. Do vậy, tại các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đã điều động cán bộ kiểm soát thuộc bộ phận kiểm soát nội bộ sang phòng Kế toán - thanh toán. Khi đó đã làm giảm tính độc lập, khách quan của kiểm soát viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, đặc biệt là trong việc kiểm soát tài chính kế toán và hoạt động an toàn kho quỹ. Chính vì vậy, sau một thời gian tổ chức thực hiện đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc, nên nhiệm vụ kiểm soát nội bộ lại được chuyển từ Phòng Kế toán - thanh toán sang Phòng Nghiên cứu tổng hợp. Tuy nhiên, theo quy định của Thống đốc, kiểm soát viên không chỉ thực hiện kiểm soát hoạt động tài chính, kế toán và kho quỹ mà còn thực hiện kiểm soát mọi hoạt động của đơn vị (bao gồm cả việc kiểm soát hoạt động của Phòng Nghiên cứu tổng hợp). Do đó, việc thay đổi như trên vẫn chưa đảm bảo tính khách quan, độc lập của kiểm soát viên trong quá trình thực hiện kiểm soát tại đơn vị.

Vụ kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, nhưng không thể thực hiện kiểm toán thường xuyên, mà định kỳ 2-3 năm mới thực hiện kiểm toán tại đơn vị 1 lần. Do đó nếu không có bộ phận kiểm soát trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thì mục tiêu đảm bảo cho hoạt động của đơn vị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, an toàn, hiệu quả sẽ bị hạn chế, nhất là đối với công tác quản lý tài chính, tài sản kho quỹ.

Việc thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Vì khi lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, Vụ Kiểm toán nội bộ sẽ đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ tại chi

nhánh để quyết định quy mô và phạm vi thực hiện kiểm toán. Nếu hoạt động kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, chi nhánh được đánh giá là thực hiện tốt và hiệu quả, Vụ Kiểm toán nội bộ sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện kiểm toán và số lượng kiểm toán viên thực hiện kiểm toán tại đơn vị. Từ đó sẽ tiết kiệm được nguồn lực (cả về nhân lực và vật lực) của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán nội bộ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ và đảm bảo hệ thống Ngân hàng Nhà nước hoạt động an toàn và hiệu quả.

- Về quy định liên quan đến cán bộ làm công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ:

Quy chế kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 15/2000/QĐ-NHNN ngày 11/01/2000 của Thống đốc quy định công chức Ngân hàng Nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên phải đáp ứng một số tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của người làm nhiệm vụ kiểm toán. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chưa được quy định đầy đủ theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.

Mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng đối với kiểm soát viên là rất thấp (hiện nay chỉ là 10% mức lương tối thiểu). Do đó, chưa tạo được động lực trong công tác của kiểm soát viên, cũng như chưa có tác dụng động viên, khuyến khích kiểm soát viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Hạn chế này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ. Vì trong một tổ chức, con người là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức đó. Nếu cán bộ làm công tác kiểm toán được nhận khoản phụ cấp trách nhiệm thoả đáng, đồng nghĩa với việc họ sẽ toàn tâm, toàn ý với công việc, sẽ luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Không bị phân tán tư tưởng khi thực hiện kiểm toán, không dành thời gian cho việc tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Khi

mọi cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ đều nỗ lực, cố gắng làm việc và công hiến để tương xứng với những khoản phụ cấp trách nhiệm được nhận, lúc đó hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ được nâng cao thể hiện ở: chất lượng báo cáo kiểm toán được nâng cao, thời gian thực hiện kiểm toán được rút ngắn, xây dựng được những phương pháp, quy trình kiểm toán phù hợp ...

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w