Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 40)

Nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng có tác động ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế bộ phận kiểm toán nội bộ từ mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ; số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ; phương pháp kiểm toán áp dụng; quy trình kiểm toán; yếu tố khoa học công nghệ áp dụng trong kiểm toán nội bộ; công tác theo dõi chỉnh sửa sau kiểm toán; ...

- Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ: Một mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ phù hợp, không cồng kềnh, xác định kiểm toán nội bộ trực thuộc cấp nào có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ, đặc biệt là

khi kiểm toán nội bộ tác nghiệp và thực hiện công việc theo dõi chỉnh sửa sau kiểm toán.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ: Ảnh hưởng bởi đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ thể hiện về số lượng, chất lượng và mức độ đảm bảo các nguyên tắc làm nền tảng cho hoạt động của kiểm toán nội bộ, bao gồm: tính liên tục, tính độc lập và tính chuyên nghiệp.

Số lượng cán bộ kiểm toán nội bộ nếu quá ít sẽ không đảm bảo kiểm tra được toàn bộ các đơn vị trong ngân hàng, hoặc nếu kiểm tra chất lượng sẽ không được đảm bảo. Ngược lại, nếu số lượng cán bộ kiểm toán nội bộ quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí lớn (gồm cả chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp và chi phí đào tạo), công tác kiểm toán thậm chí bị chồng chéo. Do đó cần thiết ngân hàng phải có số lượng cán bộ kiểm toán nội bộ phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của ngân hàng.

Hoạt động kiểm toán nội bộ đòi hỏi cán bộ thực hiện phải có một trình độ tương xứng, phải am hiểu về các hoạt động, các lĩnh vực nghiệp vụ của ngân hàng cũng như sử dụng thành thạo hệ thống ngân hàng hiện đại để phục vụ yêu cầu công việc.

Tính độc lập của cán bộ kiểm toán nội bộ cũng rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ, nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán, điều này làm ảnh hưởng kéo theo tới kết quả của một loạt các hoạt động khác trong ngân hàng. Do đó cần thiết phải có một mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ và các chính sách ưu đãi đối với kiểm toán viên nội bộ để tiêu chuẩn tính độc lập được đảm bảo một cách cao nhất.

- Phương pháp kiểm toán: Cần thiết áp dụng kết hợp cả hai phương pháp kiểm toán: phương pháp kiểm toán hệ thống và phương pháp kiểm toán cơ bản đảm bảo giảm thiểu được thời gian thực hiện kiểm toán và kết quả thu

được, mức độ phát hiện sai phạm cao hơn. Phương pháp kiểm toán phải được áp dụng một cách có hệ thống, cho toàn ngân hàng và cho từng hoạt động nghiệp vụ.

- Quy trình kiểm toán nội bộ: Quy trình kiểm toán nội bộ cần thiết được

xây dựng, cập nhật thường xuyên, có tính hệ thống và phải được áp dụng thống nhất đối với tất cả các đơn vị trong ngân hàng để kiểm toán nội bộ thực hiện được đúng mục tiêu đề ra của hoạt động.

- Công nghệ thông tin: Để tiết kiệm thời gian, chi phí và số lượng nhân viên kiểm toán nội bộ, đòi hỏi có phần mềm kiểm toán riêng. Hệ thống này nếu có sẽ hỗ trợ và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ, giúp tổng hợp toàn hệ thống, kết xuất dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu trên máy,...

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w