Những bài học rút ra đối với hiệu quảkiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 49)

Nhà nước Việt Nam

- Hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ chỉ có thể được đảm bảo khi có sự phối hợp chặt chẽ của hệ thống kiểm soát nội bộ, vì kiểm toán nội bộ có thể dựa vào hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và khai thác những kết quả kiểm soát nội bộ để có thể tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí thực hiện kiểm toán tại đơn vị. Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần củng cố, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để thực hiện các thủ tục, các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Các biện pháp kiểm soát được thiết lập ngay trong các quy trình nghiệp vụ, có sự kiểm soát của người quản lý tham gia quy trình đó.

- Việc triển khai áp dụng phương pháp kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro với sự hỗ trợ tích cực của hệ thống công nghệ thông tin là một trong những cơ sở quan trọng góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ. Vì có thể tiết kiệm thời gian, chi phí dành cho kiểm toán nội bộ nhưng vẫn đảm bảo đưa ra được những kiến nghị đảm bảo cho Ngân hàng Trung ương hoạt động an toàn, hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước cần từng bước chuyển sang thực hiện phương pháp kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro. Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc chuyển đổi này là cần thiết, phù hợp với thông lệ chung. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công cho quá trình chuyển đổi cần có lộ trình và mục tiêu cụ thể. Trước hết, Ngân hàng Nhà nước cần thực hịên quản lý rủi

ro đối với các hoạt động nghiệp vụ. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, thiết lập mô hình và xây dựng quy trình quản lý rủi ro phù hợp, nhằm tạo cơ sở cho Vụ kiểm toán nội bộ đánh giá mức độ rủi ro hoạt động của các đơn vị khi thực hiện kiểm toán. Đây là cơ sở quan trọng để có thể nâng cao hiêu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

- Tăng cường sự phối hợp, cộng tác giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kiểm toán. Việc hợp tác của kiểm toán nội bộ với kiểm toán Nhà nước sẽ tránh được việc thực hiện kiểm toán chồng chéo, gây lãng phí và gây tâm lý không tốt đối với các đơn vị được kiểm toán. Đồng thời, có thể khai thác kết quả, báo cáo kiểm toán của nhau nhằm giảm thời gian, nhân lực, chi phí dành cho kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước dựa vào các thông tin về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước để xây dựng kế hoạch kiểm toán và có thể sử dụng kết quả kiểm toán do kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Đồng thời với việc tự kiểm soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm đến những đánh giá của kiểm toán Nhà nước để kịp thời khắc phục những tồn tại, yếu kém. Từ đó, có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên là một trong những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kiểm toán nội bộ. Năng lực của kiểm toán viên cùng với kinh nghiệm, kết hợp với việc áp dụng các phương pháp kiểm toán hiện đại, có sự trợ giúp của công nghệ thông tin là cơ sở để nâng cao khả năng phát hiện tồn tại, sai phạm, mặt khác nó cũng góp phần giảm thiểu các chi phí dành cho kiểm toán. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, áp dụng các chính sách tuyển dụng, đào tạo phù hợp để đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán phải là những người không những đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chất, sự hiểu biết và năng lực chuyên môn theo quy định đối

với cán bộ công chức nói chung, mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp kiểm toán nói riêng. Cần tích cực xây dựng mối quan hệ và hợp tác với kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức kiểm toán nội bộ quốc tế nhằm tạo cơ hội cho viêc học tập kinh nghiệm trong việc áp dụng mô hình, phương pháp kiểm toán hiện đại vào hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ lý luận cơ bản về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương. Trong đó đã đi sâu phân tích các nội dung chủ yếu như: sự cần thiết của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương; khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ; phạm vi và các loại hình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương; tổ chức kiểm toán nội bộ và mối quan hệ của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương; các yêu cầu đảm bảo cho kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương hoạt động hiệu quả.

Đồng thời, các vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương cũng được đề cập, phân tích một cách rõ ràng, cụ thể, chi tiết như: khái niệm hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương. Bên cạnh đó, trong chương này luận văn cũng nghiên cứu, tham khảo hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, Ngân hàng Trung ương Đức và Ngân hàng Trung ương Pháp. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với hiệu quả kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w