Giải pháp về cán bộ

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 103)

VI Hoạt động ngoại hối BTÀI SẢN NỢ (Dư có) 17.013.676.725

2 Cục Quản trị

3.2.3. Giải pháp về cán bộ

Hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ chịu tác động ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố con người, phát huy năng lực, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của các kiểm toán viên. Nếu các ngành, lĩnh vực sản xuất khác thì yếu tố công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng, đặc tính của sản phẩm thì đối với hoạt động kiểm toán, lao động của các kiểm toán viên là yếu tố chính và cơ bản quyết định mọi công việc trong quá trình kiểm to án và là người đưa ra ý kiến kiểm toán, điều mà không gì thay thế được.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước:

-Xây dựng quy chế kiểm toán viên Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn các ngạch kiểm toán viên nội bộ; bổ sung thêm các quy định phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ và khắc phục những bất cập về nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch kiểm soát viên hiện nay.

-Xét cho cùng những tồn tại của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước hiện nay đều có một nguyên nhân sâu xa là trình độ cán bộ hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng để khắc phục những bất cập, nâng cao trình độ cán bộ của Vụ kiểm toán nội bộ. Chương trình đào tạo phải được thiết kế từ thấp đến cao, trang bị những kiến thức cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộ. Đồng thời phải bao gồm cả những khoá học mang tính thực tiễn, đề cập những quy trình và những tình huống kiểm toán. Tăng cường các chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành tại chỗ theo

nhiều hình thức như mời các chuyên gia trong nước hoặc các chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Đối với những kiến thức mang tính chuyên sâu, nhất là những kiến thức về quản lý hoạt động kiểm toán, phương pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế có thể tổ chức đào tạo ở nước ngoài để khảo sát và học tập kinh nghiệm thực tế của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương các nước.

-Phối hợp với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế tổ chức các buổi hội thảo về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương với sự tham gia của các Vụ, Cục và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm tự đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong phạm vi hoạt động của đơn vị.

-Chuẩn hoá đội ngũ kiểm toán viên nội bộ (kiểm soát viên) theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ:

Thành thạo nghiệp vụ là yếu tố quyết định hiệu quả kiểm toán. Thành thạo nghiệp vụ còn giúp cho kiểm toán viên tự tin trong khi thực hiện kiểm toán, tính khách quan trong kiểm toán được đảm bảo. Vì vậy, thành thạo nghiệp vụ phải là một tiêu chuẩn hàng đầu đối với kiểm toán viên. Hạn chế lớn nhất của kiểm soát viên Vụ kiểm toán nội bộ là còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm toán. Việc tuyển dụng và tiếp nhận kiểm soát viên chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác kiểm toán nội bộ. Do đó, phải có biện pháp để đảm bảo cho kiểm soát viên đạt được (đáp ứng) những yêu cầu như:

+ Kỹ năng nghề nghiệp:

Kiểm soát viên nội bộ phải được đào tạo chính quy về chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

Kiểm soát viên nội bộ phải có những hiểu biết về pháp luật, có kiến thức về quản lý kinh tế;

Có khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức của mình vào tình huống thực tế và xử lý linh hoạt các tình huống đó.

+ Khả năng giao tiếp, ứng xử:

Để đáp ứng yêu cầu vừa có thể làm việc độc lập, vừa có kỹ năng làm việc nhóm, kiểm soát viên nội bộ phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử. điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin, tạo không khí thoải mái, thiện cảm để có thể nâng cao hiệu quả công việc khi thực hiện kiểm toán tại các đơn vị.

+ Tính thận trọng nghề nghiệp: Tính thận trọng thể hiện trong mọi tình huống, đặc biệt trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán để đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình. Bằng vốn kiến thức của mình kết hợp với kinh nghiệm thực tế, kiểm soát viên nội bộ phải cảnh giác và phân biệt rõ gian lận với sai sót; phải nhạy bén trong việc phân tích tính không hiệu quả, lãng phí và kém hiệu lực của những hoạt động bất thường. Ví dụ, trong kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm soát viên nội bộ phải đặc biệt chú ý đến việc thay đổi vật liệu một cách bất thường.

Tính thận trọng đòi hỏi kiểm soát viên nội bộ phải lường trước và hạn chế rủi ro kiểm toán. Để hạn chế rủi ro kiểm toán, không nhất thiết kiểm toán viên nội bộ phải quá chính xác, tỉ mỉ trong việc tính toán, so sánh. Nhưng nhất thiết không được phép bỏ qua những tồn tại, sai sót lớn hoặc những sai sót thể hiện tính không tuân thủ.

+ Để có được sự thành thạo nghiệp vụ đòi hỏi kiểm toán viên nội bộ phải không ngừng rèn luyện để bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác kiểm toán .

- Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ: Do đặc thù công tác, các kiểm toán viên nội bộ (kiểm soátt viên) thường xuyên phải đi công tác xa nhà, dài ngày và luôn phải làm việc với

cường độ, áp lực công việc cao, trách nhiệm rất lớn. Vì vậy, cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng để động viên, khuyến khích họ nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu 0341 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 103)

w