VI Hoạt động ngoại hối BTÀI SẢN NỢ (Dư có) 17.013.676.725
2 Cục Quản trị
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm thực hiện mục tiêu củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ phù hợp với Luật Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác. Trong đó, cần tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm toán nội bộ, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Thực hiện điều 3 Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước trong đó có tổ chức bộ máy của Vụ Kiểm toán nội bộ. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kiểm toán nội bộ ngoài việc phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước còn phải đồng bộ với các quy định kiểm toán chung (về tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ, về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; về các chính sách đãi ngộ đối với kiểm toán viên nội bộ; về các chuẩn mực, quy trình kiểm toán.) theo các quy định hiện hành của Nhà nước và thông lệ quốc tế cần có quy chế đặc thù nhằm nâng cao tính độc lập trong hoạt động của Vụ Kiểm toán nội bộ. Trên nền tảng của các quy trình nghiệp vụ Vụ Kiểm toán nội bộ đã và đang thực hiện, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu ban hành bộ chuẩn mực, quy trình kiểm
toán trong lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước theo thông lệ, chuẩn mực kiểm toán quốc tế và theo hướng áp dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán hiện đại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, dựa trên cơ sở thực trạng hiệu quả kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phân tích ở chương 2, đối chiếu, so sánh với hệ thống lý luận đã đề cập ở chương 1, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó, chú trọng đến các giải pháp về việc thiết lập hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm toán nội bộ; giải pháp về cán bộ, về phương pháp kiểm toán và giải pháp về ứng dụng công nghệ tin học trong thực hiện kiểm toán. Khi thực hiện các giải pháp này sẽ tạo ra cơ sở để giảm các chi phí thuộc yếu tố đầu vào cho hoạt động kiểm toán nội bộ như: thời gian, chi phí dành cho kiểm toán viên (công tác phí, chi phí đi lại,...). Đồng thời, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng yếu tố đầu ra của hoạt động kiểm toán nội bộ như nâng cao khả năng phát hiện các sai phạm, tồn tại, nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, đưa ra các kiến nghị xử lý phù hợp đảm bảo Ngân hàng Nhà nước hoạt động an toàn và hiệu quả. Do đó, khi xem xét, so sánh trên hai khía cạnh nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của hoạt động kiểm toán nội bộ có thể thấy hiệu quả kiểm toán nội bộ được nâng cao.
KẾT LUẬN
Bám sát mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ lý luận về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương, về hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ. Trong điều kiện nghiên cứu của đề tài, việc hệ thống hoá đó là cần thiết và có ý nghĩa. Trong phần này, luận văn đã đề cập khá chi tiết phạm vi, phương pháp, quy trình kiểm toán, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng.
Luận văn cũng đã phân tích khá kỹ đặc thù hoạt động của Ngân hàng Nhà nước thông qua chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời luận văn phân tích thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ, hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước, nêu lên những mặt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Từ thực trạng đã phân tích ở chương 2 và so sánh với hệ thống lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước, các giải pháp về tổ chức, về nguồn lực và việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm toán nội bộ, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh, tác động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Từ đó, tác giả có thể tiếp thu, nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn về kiểm toán nội bộ để có thể phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác của bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 số 01/1997/QH10 và năm 2010 số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010
2. Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam
3. Quyết định 2210/QĐ-NHNN ngày 06/10/2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ
4. Quyết định 486/2003/QĐ-NHNN ngày 19/5/2003 Quy chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN
5. Thông tư 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 Quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam
6. Quyết định 15/2000/QĐ-NHNN4 ngày 11/01/2000 Quy chế kiểm soát viên NHNN
7. Tài liệu kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương Đức, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, Ngân hàng Trung ương Pháp
8. Các quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước: Quy trình kiểm toán hoạt động kho quỹ số 10855/NHNN-TKS ngày 0/10/2007; Quy trình kiểm toán tuân thủ, hoạt động đối với các đơn vị Vụ, Cục tại NHTW số 2252/NHNN-TKS ngày 20/3/2007; Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính; Quy trình kiểm toán dự án đầu tư XDCB; Quy trình kiểm toán tin học.
9. Các báo cáo tổng kết chuyên đề kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước năm 2011
10. Số liệu theo dõi về cán bộ Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước 11.Giáo trình kiểm toán - Học viện Tài chính - Nhà xuất bản Tài chính
năm 2004