2010 2011 2012 2013 l.Tổng thu, trong đó : 25
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định và đo lường rủi ro tín dụng
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định
Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định là cơng cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo an tồn và hiệu quả vốn đầu tư của ngân hàng. Việc thẩm định, xét duyệt cho vay có vai trị quan trọng trong chất lượng của khoản vay và khả năng thu hồi nợ. Cần tập trung thẩm định, xem xét trong cả bốn khâu cơ bản của quy trình cấp tín dụng với các nội dung chủ yếu sau :
- Xác định tư cách, phẩm chất, năng lực pháp lý, năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng vay
Cần xem xét khách hàng xin vay thuộc đối tượng nào, có được pháp luật thừa nhận không, kiểm tra quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra tư chất người đại diện vay, nếu là hộ gia đình phải là chủ hộ và được các thành viên trong hộ gia đình đồng ý để chủ hộ thiết lập quan hệ vay vốn ngân hàng, nếu là doanh nghiệp phải là giám đốc hoặc người được ủy quyền là đại diện vay vốn. Việc xem xét tư chất người vay rất quan trọng tránh rủi ro pháp lý cho ngân hàng để được pháp luật thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng khi xảy ra tranh chấp.
Phải kiểm tra năng lực của người vay như trình độ chuyê mơn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tình hình tuổi tác, sức khỏe, nếu là hộ gia đình phải xem xét tình trạng hơn nhân.
thanh tốn, trong xã hội.
Từ việc kiểm tra xem xét trên để từ đó ngân hàng sàng lọc những người mạo hiểm vay tiền có triển vọng xấu ra khỏi quan hệ tiền vay ngân hàng, từ đó tránh được rủi ro.
- Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng
Khách hàng có tiềm lực tài chính là cơ sở đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản nợ trong tương lại. Đây là căn cứ quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay hay không, mức cho vay là bao nhiêu. Đánh giá khả ngăng tài chính cụ thể là :
+ Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh
+ Đánh giá cơ cấu nợ của khách hàng qua các chỉ tiêu : hệ số nợ, hệ số tài trợ tài sản cố định
+ Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của khách hàng qua các chỉ tiêu : vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay vốn lưu động
+ Đánh giá khả năng sinh lời qua các chỉ tiêu : doanh lợi doanh thu, doanh lợi vốn chủ sở hữu, doanh lợi toàn bộ số vốn.
- Xem xét năng lực tài sản của người vay
Năng lực tài sản có thể coi là sức khỏe của người vay. Năng lực tài sản được thể hiện qua khả năng huy động vốn để sản xuất kinh doanh, những tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thu nhập, tích lũy đối với cá nhân, hộ gia đình.
- Xem xét khả năng thực hiện của dự án sản xuất kinh doanh
Mỗi khách hàng vay đều có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, mỗi hoạt động có mức thu nhập và lợi nhuận khác nhau, nhưng kết quả chung là kết quả của các hoạt động của khách hàng đố cộng lại. Vì vậy phương án cho vay phải thể hiện toàn bộ hoạt động của khách hàng, một hợp đồng, một thương vụ, hay một ngành nghề
cụ thể không phải là dự án để cho vay. Do vậy cán bộ tín dung phải thẩm định được bảng cân đối tài sản, kết quả tài chính của doanh nghiệp, nắm được tồn bộ ngành nghề và các nguồn thu nhập, chi phí, thị trường đầu vào, đầu ra của phương án kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường quyết định trực tiếp đến sự thành bại của dự án. Việc phân tích thị trường của dự án là vấn đề quan trọng mang tính chất sống cịn với chủ đầu tư và các nhà tài trợ vì chính thị trường là nơi phát ra những tín hiệu cần thiết đối với nhà đầu tư.
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều làng nghề, nhiều khu công nghiệp trọng điểm của cả nước như Khu công nghiệp Yên Phong, Tiên Sơn, Quế Võ tại đây có rất nhiều loại hình doanh nghiệp như cơng ty TNHH, DNTN, HTX, hộ kinh doanh cá thể ..., nhu cầu vay vốn rất lớn. Để nâng cao chất lượng thẩm định Ban giám đốc, phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - CN Bắc Ninh phải thực hiện các biện pháp sau :
Một là, về tổ chức, điều hành công tác thẩm định cần quát triệt :
- Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.
- Không nên phân cán bộ thẩm định phụ trách khối doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh như hiện nay mà nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.
Hai là, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định.
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cơng tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần:
- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.
- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng
- Định kỳ hàng quý, hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích CBTD trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn.
- Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
Ba là, khơng ngừng đổi mới cơng nghệ ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng đang phát triển theo hướng “ngân hàng điện tử”. Chính vì vậy, việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: mobilebanking, internetbanking...là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đó là những địi hỏi, thách thức đối với Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam cần thực hiện hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh tốn hiện đại, nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu an toàn, bảo mật. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì ngân hàng cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học hiện đại, đồng nhất, phải gắn kết với nhau nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho các đối tượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Bốn là, tăng chất lượng việc thu thập thông tin.
Trong buổi phỏng vấn cán bộ thẩm định cần tạo ra khơng khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thơng tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của
doanh nghiệp.. .Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra.
Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thơng tin khác về doanh nghiệp như: từ bạn hàng, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng trước đây.. .Ngân hàng cũng có thể kiểm tra chế độ kế tốn tài chính của doanh nghiệp thơng qua các cơng ty kiểm tốn để biết được tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng đo lường rủi ro tín dụng
Để tính tốn, đo lường được rủi ro tín dụng và tổn thất của nó là một việc làm khơng đơn giản, chính vì vậy cho đến nay các NHTM Việt Nam chưa ngân hàng nào có một mơ hình đo lường rủi ro tín dụng phù hợp và chính xác. Nhưng có thể đứng vững trong cạnh tranh và khơng ngừng phát triển thì Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh cần xác định và nghiên cứu một mơ hình đo lường rủi ro cho phù hợp với mình. Trong đó có 2 mơ hình khả thi có thể áp dụng là: Mơ hình định giá tài sản, vốn tự có và khoản nợ của Merton; và Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB. Giải pháp nâng cao chất lượng đo lường rủi ro tín dụng :
Một là, hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ là cơ sở đầu tiên giúp các ngân hàng thương mại đo lường rủi ro của một khách hàng. Tuy Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã đầu tư xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình nhưng bản thân hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ở các ngân hàng đang bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế. Kết quả xếp hạng mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính tốn chuẩn xác tổn thất dự tính và u cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Do vậy Ngân hàng Đại Chúng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ, đảm bảo sự hợp lý giữa các bộ tiêu chí và các trọng số để cho kết quả chuẩn xác, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp để tính tốn các thước đo rủi ro cho
các đối tượng này đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến các chuyên gia. Có như vậy việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là cơng cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng.
Hai là, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu đồng bộ.
Việc lượng hóa rủi ro tín dụng theo thơng lệ quốc tế địi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng cơng nghệ thơng tin và cơ sở dữ liệu.
Ba là, kiện tồn mơ hình tổ chức và tập trung phát triển nguồn nhân lực.
Ngân hàng nên có bộ phận chuyên trách đảm nhận việc nghiên cứu, xây dựng, vận dụng các mơ hình tính tốn để lượng hóa rủi ro. Bộ phận này cần có chức năng độc lập, phân tách quyền hạn và trách nhiệm với các bộ phận kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả đo lường rủi ro