2010 2011 2012 2013 l.Tổng thu, trong đó : 25
3.2.5. Tăng cường công tác giám sát khoản vay
Ngân hàng cần giám sát các khoản vay một cách thường xuyên để phát hiện các “dấu hiệu cảnh báo sớm” từ đó có những giải pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Coi trọng công tác giám sát, lấy tự kiểm tra, tự tìm sai và tự sửa sai là chính, ngăn chặn kịp thời những sai sót phát sinh, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, tạo mặt bằng kinh doanh mới chất lượng.
Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - CN Bắc Ninh việc giám sát khoản vay do cán bộ tín dụng vừa thẩm định cho vay, vừa giám sát nợ vay thực hiện. Hơn nữa, công tác giám sát cho vay thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên nên kết quả kiểm tra thiếu khách quan và hiệu quả thấp.Vấn đề đặt ra với Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - CN Bắc Ninh là phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc về kiểm tra, giám sát. Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống bất thường. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay theo các nội dung sau :
- Mức độ tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay vốn
- Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng, trong việc kiểm tra này, cán bộ tín dụng phải tận dụng triệt để những lần gặp gỡ khách hàng. Trong đó việc đến thăm trực tiếp nơi ở, cơ sở sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết.
- Đánh giá hiệu quả của khoản vay
- Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án vay vốn
bảo, định kỳ định giá lại.
- Định dạng rủi ro khoản vay. Thơng qua việc rà sốt các khoản vay phát sinh nợ xấu xác định các điểm yếu trong q trình phê duyệt và giám sát khoản vay, từ đó đề xuất các cải tiến quy trình cho phù hợp.
Kết quả của việc theo dõi, kiểm soát được lập thành Biên bản kiểm sốt sau hàng tháng, hoặc ít nhất một lần trong mỗi quý hoặc đột xuất. Khi phát hiện những sai phạm khác giữa cam kết vay vốn và tình hình thực tế thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng, yêu cầu khách hàng điều chỉnh hoặc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích. Định kỳ, cán bộ lãnh đạo của chi nhánh như Giám đốc hoặc Phụ trách tín dụng, trưởng phịng tín dụng phối hợp với cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát với những khách hàng có dư nợ lớn. Ngồi ra, cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi lịch trả nợ của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi để tiện cho việc theo dõi. Bộ phận Hành chính tín dụng ( Hỗ trợ tín dụng) phải thường xuyên thông báo kịp thời cho giám đốc, trưởng phịng tín dụng, cán bộ phát triển tín dụng về các khoản vay đến hạn, quá hạn hoặc sắp đến hạn, tình hình trả nợ gốc, lãi của từng khách hàng. Định kỳ kiểm tra việc lưu trữ, bảo quản các loại giấy tờ, thủ tục liên quan đến khoản vay theo quy định.
Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất Phòng Kiểm soát nội bộ tại Hội sở tiến hành các cuộc kiểm soát tổng thể các khoản vay của chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong các khâu của quá trình cho vay và sau cho vay của chi nhánh. Khi khoản vay nào chuyển sang nợ xấu, khó địi thì cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay đó làm tờ trình báo cáo tình hình khoản nợ trình lãnh đạo phê duyệt. Khoản vay này sẽ đưa sang bộ phận xử lý nợ xấu kết hợp cùng cán bộ tín dụng tiến hành các biện pháp đòi nợ theo đúng quy trình của pháp luật.