2010 2011 2012 2013 l.Tổng thu, trong đó : 25
3.3.1. Đối với Nhà nước
3.3.1.1. Hồn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm vừa qua Nhà nước đã có những chính sách đúng đắn trong xây dựng nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, trên cơ sở thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng phát triển trong một môi trường cạnh tranh hơn. Song để đồng bộ từ cấp lãnh đạo Trung ương đến địa phương, các ngành thì Nhà nước cần hồn thiện hơn nữa chính sách kinh tế - xã hội để nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Đây là cơ sở để tạo nên sự yên tâm bỏ vốn của các thành phần kinh tế.
Phát triển kinh tế bền vững cũng tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng huy động và cho vay một cách an tồn hơn. Chính vì vậy trong những năm tới đây khi chúng ta từng bước hồn thiện lộ trình sau khi gia nhập WTO thì Nhà nước cần có những chính sách đúng đắn để vừa bảo vệ được kinh tế trong nước vừa không vi phạm những điều ước quốc tế, vừa tạo ra một sự năng động hơn cho các tổ chức
kinh tế Việt Nam.
3.3.1.2. Tạo một môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng cho các hoạt động ngân hàng
Cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm sốt tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo sự an tồn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh
đó tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao
quyền tự chủ của các TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, xây dựng luật ngân hàng mới tạo cơ sở pháp lý cho mơ hình NHTW hiện đại và phát triển
hệ thống TCTD trong giai đoạn mới.
Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa cơng tác cơ cấu lại tồn bộ hệ thống Ngân hàng nhằm đánh giá minh bạch số liệu của các Ngân hàng trong quá trình hội nhập và cạnh tranh. Các Ngân hàng yếu cần sáp nhập với các Ngân hàng mạnh, có nền tảng quản lý hiệu quả, minh bạch để tăng sự cạnh tranh và an tồn trong hoạt động. Theo đó các khoản nợ xấu phải được cơ cấu kịp thời và xử lý dứt điểm, xóa bỏ các Ngân hàng yếu kém và khơng trung thực trong báo cáo số liệu.
3.3.1.3. Chủ động hội nhập kinh tế
Thực hiện lộ trình gia nhập WTO, các ngành nghề kinh tế cần có những chuẩn mực hướng dẫn để mở rộng ra thị trường quốc tế một cách an toàn và hiệu quả. Khi tham gia thị trường thế giới, đòi hỏi chúng ta phải xử lý được các khâu trong kiểm soát chất lượng, phù hợp với luật pháp quốc tế trong hoạt động giao thương với các nước khác, nhất là các cường quốc kinh tế thế giới. Vậy nên cần có một sự am hiểu sâu sắc về các bạn hàng quốc tế, về phong tục tập quán, luật lệ kinh tế, ngoại giao..vv. Điều này bảo đảm có lịng tin với các nước cho một khả năng hội nhập thành công, tránh những cú vấp do không hiểu về kinh tế nước bạn dẫn đến rủi ro thua lỗ, mất lòng tin, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước.