Chỉ tiêu về giá trị tài sản định giá theo AMC so với giá trị thị trường của tài sản

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 29)

thẩm định định giá, được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, làm cơ sở cho việc xác định mức vay của ngân hàng.

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh mức độ bù đắp vốn của tài sản bảo đảm, và để phản ánh chính xác, ngân hàng phải dự đoán được biến động của giá trị tài sản bảo đảm trong thời gian cho vay như hao mòn, mất giá do giá thị trường giảm... cũng như phải tính trước được chi phí cho việc bán tài sản bảo đảm. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng bù đắp vốn của tài sản bảo đảm càng cao. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này thấp quá sẽ gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của cá nhân và các doanh nghiệp, nếu tỷ lệ này quá cao sẽ gây ra tình trạng mất an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng khi khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay. Các ngân hàng thường cố gắng duy trì tỷ lệ này trong khoảng từ 0,5 đến 0,8.

b. Chỉ tiêu về giá trị tài sản định giá theo AMC so với giá trị thị trường củatài sản tài sản

Giá trị tài sản theo định giá AMC H = ______ ' " ^____

Giá trị thị trường của tài sản

Việc xác định và định giá tài sản đảm bảo là một trong những nội dung quan trọng trong công tác bảo đảm tín dụng tại các ngân hàng. Đây là căn cứ để xác định khả năng thu hồi vốn khi Khách hàng mất khả năng trả nợ, do đó Ngân hàng thường khá thận trọng trong công tác định giá này. Các ngân hàng thường cố gắng duy trì tỷ lệ này khoảng 0.8-0.9 để đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w