Chất lượng nguồn nhân lực được cho là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng, là người quyết định tới hiệu quả của việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và là những người cải tiến nó nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực được đề cấp dưới hai góc độ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng. Một đội ngũ nhân sự có chất lượng là một đội ngũ bao gồm những con người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, nhạy bén, sáng tạo, am hiểu sâu rộng về pháp luật, kinh tế xã hội,...đồng thời cũng phải là những người tôn trọng và tuân thủ đúng các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Thiếu một trong hai điều đó, đều dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, như Bác Hồ đã nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc những người có tài mà không có đức, không những không đóng góp được cho sự phát triển của ngân hàng, mặt khác còn mang lại những hiểm hoạ
24
đề phát sinh, do đó, vấn đề rủi ro đạo đức là vấn đề được các nhà quản trị hết sức quan tâm. Mặt khác, việc "có đức mà không có tài" cũng là nguyên nhân gây cản trở cho sự phát triển tín dụng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, với yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng, thì việc thu thập hồ sơ một cách khoa học, phân tích một cách khách quan và hiệu quả trên cơ sở am hiểu sâu sắc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và các yếu tố vĩ mô xung quanh, đưa ra phương án cấp tín dụng hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khả năng quản lý của ngân hàng,...với thời gian xử lý nhanh là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng sản phẩm cung ứng. Tuy nhiên, những điều đó chỉ có được với những cán bộ tín dụng có trình độ, có năng lực.
Cùng với chất lượng nguồn nhân lực, công tác quản trị nguồn nhân lực và tổ chức hoạt động ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng. Một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, năng lực và đạo đức tốt, và công tác tổ chức tín dụng được sắp xếp một cách linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng, cùng với sự kết hợp chặt chẽ, khoa học, nhịp nhàng giữa khâu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của hoạt động phát triển tín dụng. Và ngược lại, sự hạn chế về trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng và sự thiếu khoa học của công tác tổ chức hoạt động, sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng, hạn chế trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển tín dụng và khả năng phục vụ khách hàng, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm xấu đi hình ảnh, vị trí của ngân hàng trong mắt khách hàng, gây khó khăn cho việc phát triển tín dụng.