Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 81)

- Quy trình bảo đảm tín dụng

b. Bảo đảm tín dụng có tài sản đảm bảo

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, truớc khi Bộ Luật Dân sự năm 2005 ra đời, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến tiền vay đuợc coi là khá hoàn chỉnh và chi tiết. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự 2005 chính thức đi vào hiệu lực năm 2006 đã dẫn đến một số quyết định chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản do các văn bản truớc đó đều căn cứ vào Bộ Luật Dân sự 1999. Hiện nay, thủ tục về giao dịch bảo đảm tín dụng đuợc thực hiện trên cơ sở nghị định 163/2006/NĐ-CP, nghị định 11/2012/NĐ-CP, Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Luật Dân sự 2005, Luật đất đai. Sự chống chéo giữa các văn bản luật gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác đăng kí giao dịch đảm bảo cũng nhu xử lý TSBĐ khi khách hàng mất khả năng thanh toán khi tài sản là cả động sản và bất đông sản.

Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do hệ quả của những rủi ro chéo giữa thị truờng tiền tệ và các thị truờng chứng khoán và bất động sản: (1) Trong một thời gian dài, các CTCK đã tiến hành huy động vốn duới nhiều hình thức, không loại trừ vay vốn ngân hàng, sau đó cho nhà đầu tu chứng khoán vay lại thông qua các nghiệp vụ nhu repo, margin... Do thị truờng suy giảm nhanh, trong khi các công ty chứng khoán còn thiếu kinh nghiệm trong quản trị rủi ro nên nhiều khoản vay của các nhà đầu tu trở thành những khoản nợ không thể chi trả; (2) Lĩnh vực bất động sản có một giai đoạn bùng nổ, thu hút một nguồn lực tín dụng, đầu tu rất lớn; tuy nhiên, do giá cả giảm mạnh, các doanh nghiệp không thể bán hàng để thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng cũng nhu tiến hành các dự án đầu tu dang dở. Những bất cập kể trên góp phần không nhỏ vào việc làm tăng nợ đọng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Từ năm 2013, Ngân hàng nhà nuớc đã có những biện pháp mạnh mẽ để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu làm lành mạnh hóa thị truờng tài chính, ngành ngân hàng có những xáo trộn nhất định trong quá trình hoạt động

Thị truờng bất động sản đóng băng trong một thời gian dài làm cho các công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán

63

nợ. Theo đó, công tác xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản cũng gặp không ít trở ngại để thu hồi vốn tín dụng đã cấp

Tình Mnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các Ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác bảo đảm tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Sự gia tăng nhanh chóng về số luợng Ngân hàng trên địa bàn cùng với các chính sách và phuơng thức tài trợ khác biệt đã và đang đặt các ngân hàng trong một môi truờng cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt khi số luợng và chất luợng của các khách hàng tiềm năng trên địa bàn ngày càng giảm sút. Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng nhằm đảm bảo tính an toàn và ổn định đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn khi mỗi khách hàng mục tiêu của một ngân hàng cũng thuờng là mục tiêu của rất nhiều các ngân hàng khác. "Chiếc bánh khách hàng" bị san sẻ ra nhiều phần và nếu không có những chính sách và chiến luợc nổi trội rất nhiều ngân hàng sẽ mất "miếng bánh" của mình cho đối thủ cạnh tranh. Cùng với đó, dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của một số ngân hàng cũng đã xuất hiện, làm ảnh huởng chung đến hoạt động tín dụng trên địa bàn.

Một nguyên nhân khác cần kể đến đó là xuất phát từ đặc thù địa bàn Chi nhánh quản lý. Là một địa bàn dân cu có sự đan xen giữa lớp dân cu cũ và mới, với sự phát triển nhanh của đô thị hoá, tạo nên môi truờng tiềm năng cho hoạt động tín dụng; tuy nhiên, nó cũng đặt hoạt động bảo đảm tín dụng truớc nhiều thách thức. Thứ nhất, đối với lớp dân cu truyền thống trên địa bàn, trình độ nhận thức, trình độ quản lý hoạt động kinh doanh và thu nhập ở mức trung bình, sự hiểu biết về các nguyên tắc cho vay của ngân hàng còn hạn chế, tình trạng vay ké, vay hộ, vay vốn sai mục đích tuơng đối phổ biến cùng với các động xấu trên của thị truờng nhu vỡ nợ, tín dụng đen, "cò tín dụng",...đã và đang làm cho việc quản lý cho vay đối với nhóm khách hàng trên trở nên khó khăn và tiềm ẩn rủi ro cao. Đối với lớp dân cu mới, nhu cầu vay vốn chủ yếu là nhằm các mục đích tiêu dùng và đầu tu, tuy nhiên, việc đầu tu trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn chậm, cùng với đó, nơi ở của các tầng lớp dân cu mới có tính ổn định không cao, tình trạng nhân thân và uy tín với cộng đồng khó đánh giá, gây khó khăn trong việc thẩm định và đánh giá tổng thể về khách hàng. Thứ hai, đối với nhóm khách hàng doanh

64

nghiệp, ngoài một số doanh nghiệp xây lắp có quy mô lớn hoạt động lâu năm, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, mới thành lập, trình độ quản lý và năng lực kinh doanh còn hạn chế, thiếu hợp tác trong việc cung cấp các thông tin chân thực về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính thiếu minh bạch dẫn đến khó khăn trong công tác thẩm định, cũng nhu dẫn đến sự không tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Rủi ro đạo đức trở thành vấn đề đáng lo ngại, việc các doanh nghiệp tìm các biện pháp nhằm chiếm dụng vốn thiếu thiện chí hoàn trả của ngân hàng trở nên phổ biến hơn; phuơng án kinh doanh thiếu khả thi và tài sản đảm bảo hạn chế cũng là một nguyên nhân gây lo ngại cho ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng đối với các nhóm khách hàng.

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w