Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 94)

- Quy trình bảo đảm tín dụng

b. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một khái niệm bao hàm nhiều khía cạnh: Kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp; sự am hiểu về hoạt động tín dụng, tình hình kinh tế, pháp luật, tài chính, khả năng nghiên cứu và tìm tòi, khả năng xử lý tình huống và kinh nghiệm.... Để có trình độ chuyên môn tốt cần có quá trình tích lũy lâu dài dựa trên một nền tảng kiến thức vững chắc. Đối với một tổ chức, để nâng cao được chất lượng nguồn nhân sự dưới góc độ chuyên môn nghiệp vụ thì trước

73

hết cần xây dựng đuợc đội ngũ có kiến thức căn bản tốt, có tố chất và các kỹ năng phù hợp với đặc thù công việc, và từ đội ngũ đó, cần có một quá trình đào tạo bài bản với các phương pháp hợp lý nhằm phát huy các tố chất, bồi đắp kiến thức và kinh nghiệm, nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo tiến tới việc vận dụng vào công việc đem lại hiệu quả cao. Để có thể nâng cao được chất lượng đội ngũ nhân sự, chi nhánh cần chú trọng các công tác sau:

Thứ nhất, thắt chặt và củng cố công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào:

- Xây dựng các tiêu chuẩn cần thiết cho mỗi vị trí công tác, trên cơ sở nghiên cứu đặc thù và nội dung công việc từ đó nhấn mạnh các năng lực cốt lõi và

các kỹ

năng trọng yếu, làm cơ sở để xem xét trong quá trình tuyển dụng. Cùng với

đó, cần

xây dựng đuợc phương pháp và cách thức để nhận biết, đánh giá các tiềm

năng và

sự phù hợp của các ứng viên so với các tiêu chí đã đặt ra. Hệ thống câu hỏi tuyền

dụng, câu hỏi phỏng vấn, các môn thi kỹ năng và nghiệp vụ cũng cần đuợc

thiết kế

phù hợp nhằm mục đích nêu trên. Thực tế hiện nay tại Chi nhánh, việc tuyển dụng

nhân sự mang nhiều tính chất cảm tính, các yêu cầu cho các vị trí tuyển dụng thường là các chỉ tiêu chung chung và tương đối đồng nhất giữa các công

việc có

tính chất đặc thù khác nhau. Do đó, vẫn tồn tại việc tuyển dụng các cán bộ

không đủ

tố chất và kiến thức chuyên môn, hoặc có năng lực, có kiến thức, tuy nhiên không

có các tố chất và các đức tính cần thiết cho công việc sau khi tuyển dụng, gây lãng

74

đang trực tiếp công tác tại vị trí đó và các đơn vị có mối quan hệ tác nghiệp, tránh mang tính chất chủ quan, mang nặng tính ý chí của một hoặc một nhóm người.

- Chú trọng công tác thu thập thông tin từ các ứng viên thông qua việc thiết lập bảng thông tin ứng viên đi vào các vấn đề trọng tâm; đồng thời thu thập các

thông tin bổ sung từ nhà trường, cơ quan công tác cũ, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác,...

Thứ hai, chú trọng công tác nghiên cứu, đào tạo và tự đào tạo trong ngân hàng. Trong đó tập trung vào các vấn đề sau:

- Phát động phong trào nghiên cứu, đào tạo và tự đào tạo trong toàn Chi nhánh. Có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất cho quá

trình nghiên cứu và đào tạo. Cụ thể:

+ Trang bị các trang thiết bị cần thiết phục vụ quá trình đào tạo như: ưu tiên bố trí phòng học, đầu tư máy chiếu, máy tính xách tay,...đạt tiêu chuẩn.

+ Thành lập quỹ phục vụ cho công tác đào tạo nhằm đáp ứng các chi phí như: Chi phí mời giảng viên bên ngoài, bồi dưỡng các giảng viên nội bộ, tổ chức các buổi tiệc trà giữa giờ học, tổ chức trao thưởng cho các học viên có thành tích xuất sắc, tham gia tích cực trong buổi đào tạo,...

+ Hỗ trợ học phí và thời gian cho các cán bộ tham gia công tác nghiên cứu khoa học, tham gia học các lớp đào tạo chuyên ngành, thạc sỹ, tiến sỹ,...

+ Phát động các cuộc thi sáng kiến cải tiến hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn và trao giải thưởng cho những ý tưởng sáng tạo và khả thi.

- Chú trọng công tác đào nhân viên mới: Nhân viên mới được xem là đội ngũ kế cận, bổ sung nhằm nâng cao sức mạnh và tạo động lực cho sự phát triển.

Do đó,

việc đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cho nhân viên mới cũng cần

được xem

xét một cách nghiêm túc như là một giải pháp quan trọng để phát triển tín dụng

75

+ Tổ chức thành lập đội ngũ giảng viên và hướng dẫn viên nội bộ trên cơ sở chọn lọc các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt, tác phong chuyên nghiệp, cởi mở, có kỹ năng truyền đạt, hiệu quả công việc cao. Việc lựa chọn người hướng dẫn - "người thầy" đầu tiên trong quá trình tiếp cận công việc là hết sức quan trọng trong việc hình thành nên phong cách làm việc và khả năng chuyên môn của các cán bộ tín dụng mới. Nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ hướng dẫn, cần gắn trách nhiệm của từng cán bộ vào kết quả đạt được của các nhân viên mới, xây dựng chỉ tiêu và coi đó là một nội dung trong việc đánh giá kết quả hoàn thành công việc.

+ Xây dựng một chương trình đào tạo tổng thể bao gồm hệ thống quy trình, quy chế, sản phẩm, các chính sách của ngân hàng, cùng với các kỹ năng bán hàng, phân tích tài chính, đàm phán...trên cơ sở nghiên cứu và đóng góp của Ban lãnh đạo và các hướng dẫn viên, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát và trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản một cách chuẩn mực và có hệ thống cho đội ngũ nhân viên mới. Việc tổ chức đào tạo cần đuợc quy hoạch thời lượng cần thiết cho từng nội dung, nhấn mạnh vào tính khác biệt và nội dung trọng yếu, không nóng vội, bỏ qua, tuy nhiên cũng không kéo dài thời gian gây tâm lý mệt mỏi cho cán bộ và lãng phí nguồn lực. Phương thức đào tạo có thể kết hợp việc tổ chức các lớp học theo chủ đề hoặc theo cơ chế một kèm một - một cán bộ cũ, có kinh nghiệm kèm một cán bộ mới. Việc đào tạo thực tế thông qua việc cho các cán bộ mới cùng tham gia các buổi tiếp xúc khách hàng, phân loại và phân tích hồ sơ song song với các cán bộ nhiều kinh nghiệm và có năng lực cũng cần được chú trọng.

+ Xây dựng mục tiêu đào tạo và tiêu thức đánh giá chất lượng nhân sự mới theo từng giai đoạn, từng tuần, từng tháng, tổ chức sát hạch định kỳ với tần suất lớn nhằm đánh giá khả năng nắm bắt và thích ứng của nhân viên với công việc.

- Tăng cường chất luợng công tác đào tạo nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ tín dụng của Chi nhánh: Thực tế, trong thời gian qua, Chi nhánh bước đầu đã chú trọng hơn đến công tác đào tạo, nhiều buổi đào tạo nội bộ đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều cán bộ, tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, nội dung của các buổi đào tạo và thảo luận tương đối

76

dàn trải, nhiều vấn đề, không mang tính chất trọng điểm, do đó, không tác động được sâu sắc đến ý thức của người tham gia đào tạo. Thứ hai, việc đào tạo còn mang tính chất gượng ép, các chủ đề đưa ra phần lớn theo ý kiến chủ quan của một số cán bộ quản lý, các cán bộ được tham gia thuyết trình theo hình thức phân công luân phiên, tuy nhiên, sự hiểu biết cũng như khả năng tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề còn hạn chế, không có khả năng giải đáp các vấn đề phát sinh một cách sâu sắc, người tham gia buổi đào tạo cũng thụ động trong việc nghiên cứu, không có những hiểu biết cơ bản liên quan đến vấn đề. Sự thiếu chuẩn bị của cả người thuyết trình và người tham gia đào tạo khiến nội dung đào tạo rơi vào tình trạng chung chung, các vấn đề xoay quanh không được phân tích và khai thác một cách triệt để, dẫn đến việc đã được đào tạo, tuy nhiên vẫn mơ hồ trong thực tế khi phát sinh. Cùng với đó, đối với một số nội dung như chủ trương, chính sách, cơ chế, chỉ đạo liên quan đến hoạt động tín dụng mới được ban hành, có nhiều vấn đề xoay quanh cần hiểu sâu sắc để vận dụng đúng vào thực tế tuy nhiên lại chưa được đem ra thảo luận, đào tạo kịp thời, dẫn đến nhiều thắc mắc và thậm chí những vận dụng không đúng theo ý hiểu của từng cá nhân,... Để nâng cao chất luợng công tác đào tạo để việc đào tạo thực sự mang lại hiểu quả trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, cần tập trung vào các giải pháp sau:

+ Xác định chủ đề và nội dung trọng tâm của mỗi buổi đào tạo. Các nội dung và chủ đề đào tạo cần xoay quanh các vấn đề: phát sinh nhiều trong thực tế, có nhiều góc độ, nhiều vấn đề phức tạp xoay quanh khó khăn trong việc hiểu biết toàn diện và sâu sắc, các vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, các năng lực còn yếu kém của đa số các cán bộ nhân viên, các sản phẩm - chủ trương, chính sách mới có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng,...trên cơ sở nghiên cứu tính cần thiết của chủ để đào tạo và theo đề xuất nguyện vọng của cán bộ nhân viên.

+ Tìm kiếm cán bộ đào tạo dựa trên các tiêu chí: Có am hiểu sâu sắc về nội dụng, chủ đề đào tạo; có nhiều kinh nghiệm thực tế về các vấn đề liên quan, có khả năng thuyết trình. Bên cạnh các giảng viên nội bộ, đối với các lĩnh vực phức tạp, mang tính chất chuyên ngành cao, khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và tìm

77

hiểu thực tế, Chi nhánh cần mời các chuyên gia liên quan trong từng lĩnh vực tham gia đào tạo và giải đáp các thắc mắc (các chuyên gia có thể là các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm công tác tại các đơn vị nghiệp vụ Hội sở, các cán bộ tại các hiệp hội ngành nghề trên địa bàn, các trung tâm đào đạo kỹ năng, các cán bộ có trình độ và kinh nghiệm lâu năm đang công tác trực tiếp trong lĩnh vực cần đào tạo bao gồm cả các khách hàng thân thiết của Ngân hàng).

+ Nội dung đào tạo cần đuợc xây dựng chi tiết, có sự kiểm duyệt của cán bộ quản lý, và đuợc gửi cho các cán bộ tham gia lớp đào tạo nghiên cứu, tổng hợp các câu hỏi, các ý kiến phản hồi truớc khi tham gia buổi đào tạo, nhằm nâng cao tính chủ động cho cả cán bộ giảng viên và các học viên.

+ ưu tiên nguồn kinh phí, thời gian để các cán bộ có trình độ, năng lực tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao theo các chuơng trình đạo tào của Hội sở hoặc các lớp đào tạo tại các hiệp hội, các tổ chức.

+ Xây dựng mô hình tự đào tạo theo nhóm cán bộ nghiệp vụ với các chủ đề liên quan trực tiếp đến công việc của từng nhóm và có phạm vi ảnh huởng nhỏ. Việc thực hiện đào tạo và đào tạo lại trong nội bộ các bộ phận, các phòng ban, đối với các cán bộ chậm tiến trong nghiệp vụ chuyên môn cũng cần đuợc chú trọng.

- Thuờng xuyên tổ chức các cuộc thi sát hạch nghiệp vụ nhằm nâng cao tinh thần học tập và đào tạo đồng thời đánh giá chất luợng nhân sự.

3.2.4.2. Nâng cao chất lượng Hệ thống quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự là một yếu tố quan trọng nhất trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tại Chi nhánh Thanh Xuân, vấn đề quản trị nhân sự cũng đuợc đua ra nhu là vấn đề trọng tâm của quá trình phát triển, tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, vẫn chua tìm đuợc huớng đi thực sự phù hợp. Trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất luợng quản trị nguồn nhân lực, Chi nhánh cần chú trọng và triển khai thực hiện các công tác sau:

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w