Thực hiện nghiêm túc quy trình bảo đảm tín dụng, nâng cao công tác

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 88)

- Quy trình bảo đảm tín dụng

b. Bảo đảm tín dụng có tài sản đảm bảo

3.2.3. Thực hiện nghiêm túc quy trình bảo đảm tín dụng, nâng cao công tác

kinh doanh, khả năng huy động/chiếm dụng vốn đầu vào/đầu ra).

về hàng hóa: Hàng hóa cần thỏa mãn các điều kiện để đảm bảo khả năng kiểm đếm, đo lường cũng như công tác quản lý của Chi nhánh.

về tính chất khoản phải thu: Cần xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá về tuổi nợ, khả năng thanh toán của đối tác nhận nợ và khả năng quản lý, thu hồi nợ của Chi nhánh khi Khách hàng thu hồi được công nợ

về khả năng quản lý của Chi nhánh: Đối với hàng tồn kho, cần được lưu tại kho riêng (trường hợp quản lý theo phương thức tiền vào - hàng ra), được bảo vệ và kiểm đếm bởi một bên độc lập, nhằm đảm bảo khả năng xử lý hàng hóa của MB khi Khách hàng mất khả năng thanh toán. Đối với khoản phải thu, cần có xác nhận của bên nhận nợ về giá trị công nợ và phương thức thanh toán công nợ, đảm bảo Chi nhánh sẽ thu hồi được vốn tín dụng đã cấp ngay khi Khách hàng được đối tác thanh toán theo khoản công nợ đã thế chấp.

3.2.3. Thực hiện nghiêm túc quy trình bảo đảm tín dụng, nâng cao côngtác tác

quản lý TSBĐ

Ngân hàng TMCP Quân Đội đã xây dựng một quy trình bảo đảm tín dụng tương đối hoàn chỉnh, căn cứ vào các quy định của Nhà nước và Chính phủ. Như vậy, xét về mặt lý thuyết, công tác bảo đảm tín dụng phải được thực hiện rất hiệu quả tại chi nhánh. Tuy nhiên thực tế áp dụng lại có nhiều rủi ro do các chi nhánh chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc đề ra. Mặc dù có thể thấy việc áp dụng linh hoạt các quy tắc cụ thể trong từng hoàn cảnh là cần thiết, tuy nhiên công tác thẩm định tài sản bảo đảm phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Có như vậy mới bảo đảm hạn chế tối đa mức độ thiệt hại cho ngân hàng.

Trong quy trình bảo đảm tín dụng cần chú ý đến khâu định giá tài sản bảo đảm. Chi nhánh cần áp dụng các phương pháp định giá tài sản thích hợp, vừa đảm bảo an toàn hoạt động của chi nhánh, vừa mở rộng quy mô tín dụng. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng công tác quản lý tài sản bảo đảm trong suốt quá trình vay vốn.

71

Việc định đúng giá trị TSBĐ ban đầu chỉ thực sự có hiệu quả khi giá trị tái sản bảo đảm không bị giảm sút hay mất mát trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay.

- Đối với giấy tờ có giá đuợc cầm cố tại chi nhánh cần có kho luu trữ an toàn và cần có biện pháp phong tỏa hoạt động của những giấy tờ này.

- Đối với tài sản thế chấp, chi nhánh cần có biện pháp kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm nhằm duy trì tỷ lệ cho vay an toàn

Đặc biệt chú ý đến các tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay. Đây là loại tài sản đảm bảo khó quản lý và dễ dẫn đến tranh chấp, khó khăn trong việc định giá cũng nhu công chứng, giao dịch bảo đảm. Hơn nữa, các tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay của chi nhánh, chủ yếu là nhà đất của các công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản, do đó khi tài sản thực sự hình thành, các công ty (khách hàng vay vốn) lại bán cho khách hàng. Ngân hàng cần chú ý kiểm soát vòng luân chuyển vốn của khách hàng vay nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả.

Để biện pháp này đuợc thực hiện hiệu quả thì chi nhánh cần tăng cuờng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát quy trình cho vay của cán bộ tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, để hoạt động xây dựng các chuơng trình kiểm tra tại các phòng ban của trụ sở cũng nhu tại các phòng giao dịch của các chi nhánh. Ngoài ra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng Kế toán và Ngân quỹ, với phòng Kế hoạch kinh doanh để kiểm tra sự phù hợp giữa khối luợng, số luợng, chất luợng của TSBĐ trên hồ sơ với thực tế.

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w