d. Chiến lược, định hướng cho vay trong từng thời kì và chế độ quản lý, xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng :
1.3.3. Các ngân hàng khác
Từ vụ việc các ngân hàng nhận thế chấp hàng hóa lưu kho là cá phi lê đông lạnh tại Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ, nhìn từ giác độ pháp lý - kinh tế, để hạn chế rủi ro khi cho vay có bảo đảm bằng kho hàng thì ngoài việc thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn và tài sản bảo đảm, các ngân hàng cần phải thay đổi cách thức tiếp cận vấn đề trong quá trình xem xét, quyết định việc nhận tài sản bảo đảm:
Một là, bắt buộc phải tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn;
Hai là, thực hiện một số kỹ năng nhằm quản lý hiệu quả tài sản thế chấp là kho hàng như : Bên cho vay sẽ kiểm soát hoàn toàn đối với hàng lưu kho (thường là thuê nhà kho của bên thứ ba). Theo cách thức này thì hàng lưu kho được mua về bằng tiền của bên cho vay và số hàng đó được cất giữ tại nhà kho của bên thứ ba được bên cho vay lựa chọn. Bên cho vay chỉ “giải phóng” hàng lưu kho khi tiền bán hàng đã được thanh toán và gửi vào tài khoản của bên cho vay;
Ba là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.
28
Ket luận chương 1
Tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn đối với nền kinh tế và bản thân ngân hàng. Việc phát triển tín dụng an toàn, hiệu quả là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu về vốn cho việc phát triển kinh tế ngày càng cấp thiết. Do đó các ngân hàng cần coi việc phát triển tín dụng song song với việc hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển của mình, cần thiết lập các cơ chế bảo đảm tín dụng cần thiết để đảm bảo việc phát triển tín dụng nằm trong giới hạn an toàn, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.
29
CHƯƠNG 2