Xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các tài sảm bảo đảm

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 101)

- Quy trình bảo đảm tín dụng

c. Xây dựng chính sách nhân sự hợp lý

3.2.6. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các tài sảm bảo đảm

bảo đảm

Giá trị TSBĐ là một căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay đối với khách hàng. Ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở xem xét khả năng hoàn trả của khách hàng, mức cho vay của khách hàng phải đảm bảo nếu rủi ro tín dụng thực sự xảy ra thì ngân hàng vẫn thu hồi được vốn và bù đắp được các chi phí khác từ việc xử lý TSBĐ. Như vậy có thể cho rằng nguyên nhân của tổn thất trong cho vay có tài sản bảo đảm là do đánh giá mức rủi ro của tài sản bảo đảm không chính xác. Do đó, để hoạt động bảo đảm tín dụng thật sự có hiệu quả thì chi nhánh cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức rủi ro của từng loại tài sản bảo đảm

Mức độ rủi ro của tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau do đó việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro của TSBĐ tương đối khó khăn, đòi hỏi nhiều trình độ kinh nghiệm. Hệ thống này có thể bao gồm các chỉ tiêu:

- Tính thanh khoản của tài sản - Thị trường tiêu thụ

- Thị trường thay thế

84

- Mức độ biến động giá thị trường - Tính chuyên dụng của tài sản

Bên cạnh đó mức độ rủi ro của TSBĐ phải được đánh giá trong mối tương quan với giá trị, thời hạn khoản vay cũng như uy tín của khách hàng vay vốn. TSBĐ có tính thanh khoản tốt, tuy nhiên thời hạn cho vay dài có nguy cơ rủi ro cao hơn so với thời hạn cho vay ngắn, do trong dài hạn biên độ giao động giá lớn hơn.

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 101)