- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng, coi đây là chiến lược kinh doanh quan trọng đến năm 2020 nhằm thay đổi kết cấu sản phẩm và thu nhập ngân hàng để đến khi các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh bình đẳng với các NHTM trong nước thì không bị mất thị trường.
- Đầu tư và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đủ sức cạnh tranh về nhân lực. Ngoài việc tự đào tạo các mặt nghiệp vụ tại Trung tâm đào tạo của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thì NHNo Việt Nam nên có chính sách để tăng số cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài nhất là nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, marketing... có như vậy mới đủ năng lực hội nhập và cạnh tranh . Mặt khác để nâng cao khả năng cạnh tranh bằng nguồn nhân lực thì Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần cho phép Ngân hàng No&PTNT Hà nội phối hợp với các trường đại học như Học viện Ngân hàng, đại học KTQD để mở rộng được các đối tượng đào tạo về kỹ năng cho cán bộ các nghiệp vụ kế toán, tín dụng, thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp đặc biệt là trang bị kiến thức marketing cho toàn thể cán bộ nhân viên của toàn chi nhánh. Đặc biệt đào tạo được đội ngũ chuyên gia trong đó có các chuyên gia về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Trước mát cần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ban sản phẩm mới của NHNo Việt Nam
- NHNo cần có chính sách thu hút và gữi chân các cán bộ có năng lực, có chính sách tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
- NHNo Việt Nam nên cho phép các chi nhánh cấp 1 như NHNo Hà Nội được phép tự tuyển dụng nhân lực cho phù hợp với nhu cầu của chi nhánh.
- Nghiên cứu và sớm cho phép NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện giao dịch qua mạng Internet khi có đủ điều kiện. Có thể thực hiện thí điểm ở một
số tỉnh thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đưa vào nghiên cứu phát triển hình thức phân phối qua mạng Internet, tạo ta các kênh thanh toán trực tuyến đáp ứng được nhu cầu thanh toán mọi lúc mọi nơi của khách hàng.
- Cần có cơ chế ưu tiên phát triển ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới tại tỉnh, thành phố có sự cạnh tranh cao. Các dịch vụ ngân hàng mới hiện đại bước đầu đã được làm quen với công chúng nhưng đối tượng sử dụng còn chưa rộng rãi, chưa khai thác hết tính năng của các tiện ích của các dịch vụ mới. Do vậy ngân hàng nông nghiệp với ưu thế là có mạng lưới hoạt động rộng nhất cả nước nên có các chính sách hỗ trợ khuyến khích các chi nhánh khai thác được các tiện ích của công nghệ hiện đại ngân hàng đến với công chúng.
- Tiếp tục đổi mới thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện. Đa dạng hoá phát triển các hình thức tín dụng mới như cho vay bao thanh toán, cho thuê tài chính, đồng tài trợ dự án, cung cấp vốn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội.
- NHNo Việt Nam nên cho phép thực hiện quy trình giao dịch gửi một nơi rút nhiều nơi tại tất cả các chi nhánh của NHNo trong cùng một địa bàn.
- Hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Củng cố tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện kịp thời những sai sót
- Mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài, mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài để phục vụ xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài, dần dần tận dụng thị trường này làm nơi thu hút vốn dài hạn và ổn định
KẾT LUẬN •
Chất lượng là phạm trù tổng hợp phức tạp đặc biệt là chất lượng dịch vụ ngân hàng ngân hàng lại càng trừu tượng, phức tạp hơn. Bởi chất lượng dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố và làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ đang là mối quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh ngân hàng. Tất cả những vấn đề trên đều được thể hiện trong luận văn.
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống, phân tích luận giải và làm rõ hơn một
số vấn đề lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt chỉ rõ cơ sở luận của nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng - yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của kinh doanh ngân hàng hiện đại.
Thứ hai, luận văn đã dành thời lượng hợp lý để nghiên cứu kinh
nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ của một số ngân hàng trong và ngoài nước. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị đối với NHNo&PTNT Việt nam nói chung và NHNo Hà nội nói riêng. Đây cũng có thể coi là giá trị về tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của luận văn.
Thứ ba, luận văn đã phân tích đánh giá xác thực về chất lượng dịch vụ
của NHNo&PTNT Hà Nội trên hai góc độ những kết quả đạt được và những tồn tại cùng nguyên nhân. Đây chính là cơ sở thực tiễn để luận văn đề xuất các giải pháp kiến nghị.
Thứ tư, trên cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng của NHNo&PTNT
Hà nội, luận văn đã đề xuất một hệ thống giải pháp kiến nghị toàn diện, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự phát triển bền vững của NHNo&PTNT trong cạnh tranh và hội nhập.
Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là vấn đề rộng lớn liên quan đến nhiều yếu tố cả về vi mô và vĩ mô do vậy luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các nhà khoa học để bản luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Thuỳ Linh và Phạm Quỳnh Chi (2005),Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương,NXB Hà nội
2. Trần Huy Hoàng (2007),Quản trị Ngân hàng thương mại,NXB Lao Động
3. Trần Hoàng Ngân (2009) Giáo trình thanh toán quốc tế ,NXB Thống kê
4. Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt (2008),Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính.NXB Thống kê
5. Nguyễn Đăng Dờn (2009) Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại,NXB ĐHQG TP HCM
6. Lê Văn Tư (2005) Quản trị Ngân hàng Thương mại,NXB Tài chính
7. Nguyễn Minh Kiều (2007) ’’Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”,NXB Thống Kê
8. Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo (2008)”Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh việc Ngân hàng:Nghiên cứu lý thuyết”,Tạp trí ngân hàng 6(3) trang 23-29
9. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010,2011,2012
10. Tạp chí ngân hàng,tạp chí thị trường tài chính tiền tệ
11. Robert Heller,Cam nang quản trị hiệu quả - Maketing effectively,Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh