Cơ cấu di chuyển lao động theo trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 31 - 32)

Cơ cấu di chuyển lao động theo trình độ phản ánh các dòng di chuyển khác nhau trong nội bộ một khối kinh tế như: dòng di chuyển lao động không có chuyên môn, dòng di chuyển lao động bán lành nghề và dòng di chuyển lao động có kỹ năng.

- Dòng di chuyển lao động không có chuyên môn bao gồm những lao động di chuyển có trình độ ở cấp trung học cơ sở hay thấp hơn. Với trình độ như vậy, người lao động chỉ có thể làm những công việc chân tay, nặng nhọc, giản đơn. Họ cung cấp cho thị trường ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp không đòi hỏi kỹ thuật và những công việc 3D. Đây cũng chính là nhóm lao động dễ bị tổn thương.

- Dòng di chuyển lao động bán lành nghề bao gồm những người lao động ở trình độ trung học cơ sở, đã qua đào tạo nghề, thậm chí có thể bao gồm cả những người đã có trình độ đại học tại những nước kém phát triển. Họ có những kỹ năng cơ bản để làm việc trong những ngành công nghiệp, dịch vụ không đòi hỏi kỹ thuật cao. Những lao động này thường được di chuyển sang các nước khác theo con đường hợp tác chính thức. Họ sẽ bù lấp vào các khoảng trống việc làm mà người lao động sở tại không đáp ứng.

- Dòng di chuyển lao động có kỹ năng bao gồm những người lao động được đào tạo ở trình độ đại học trở lên, được đào tạo nghề kỹ thuật cao. Họ làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, đem lại nhiều nhất thặng dư sản xuất. Họ cũng là người được tôn trọng nhất trong những người tham gia di chuyển lao động, có điều kiện làm việc tốt và mức thu nhập cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)