Khuôn khổ chính sách chung liên quan đến di chuyển lao động trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 46 - 50)

2.1.3. Khuôn khổ chính sách chung liên quan đến di chuyển lao động trong AEC trong AEC

Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP) và Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs)

Phương thức 4 trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ là Di chuyển thể nhân, là sự di chuyển của cá nhân từ nước này qua nước khác để cung cấp một dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong ASEAN, phương thức cung cấp dịch vụ này ban đầu được đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (AFAS), nhưng sau đó được tách riêng ra để đàm phán trong một Hiệp định riêng là Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP) năm 2012. Hiệp định được ký ngày 19/11/2012 tại Phnom Penh, Campuchia với mục tiêu dỡ bỏ đáng kể các rào cản đối với việc di chuyển tạm thời qua biên giới của các thể nhân tham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước ASEAN. Phạm vi áp dụng: Hiệp định này áp dụng đối với các quy định ảnh hưởng tới việc di

chuyển tạm thời qua biên giới của thể nhân của một nước ASEAN sang lãnh thổ của nước ASEAN khác trong các trường hợp: i) Khách kinh doanh (business visitors), ii) Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, iii)Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, iv) Một số trường hợp khác quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết về Di chuyển thể nhân của mỗi nước đính kèm theo Hiệp định này. Việc mở cửa thị trường lao động của mỗi nước chỉ áp dụng cho các ngành nghề được quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết của nước đó và thuộc một trong 4 trường hợp trên.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi hơn cho sự di chuyển của lao động có tay nghề giữa các nước ASEAN, các nước đã ký kết các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong một số lĩnh vực ngành nghề nhằm công nhận lẫn nhau về bằng cấp và trình độ của lao động có kỹ năng trong khu vực. Cho tới thời điểm tháng 12/2015, các nước ASEAN đã ký 8 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong 8 lĩnh vực dịch vụ là: Kiến trúc, Tư vấn kỹ thuật, Điều dưỡng, Hành nghề y, Nha sỹ, Du lịch, Kế toán kiểm toán, và Khảo sát. Theo đó, các bằng cấp, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề … được công nhận ở một quốc gia ASEAN thì sẽ được công nhận ở tất cả các quốc gia thành viên khác. Vì vậy, việc các MRA đi vào hiệu lực được đánh giá là một bước đi quan trọng hướng tới việc hiện thực hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề tự do di chuyển của nhân lực chất lượng cao và hướng tới hội nhập dịch vụ ngày càng sâu rộng trong khu vực. Đặc biệt, ở MRA về ngành nghề kỹ sư và kiến trúc sư, các quốc gia đã đồng ý về việc hình thành Ủy ban điều phối chuyên nghiệp gọi là Kiến trúc sư ASEAN (ASEAN Architect - AA) đối với ngành nghề kiến trúc sư và Kỹ sư chuyên nghiệp đủ tư cách hành nghề ASEAN (ASEAN Chartered Professional Engineer - ACPE) đối với ngành nghề kỹ sư nhằm giám sát và phát triển các tiêu chuẩn, tiêu chí để tạo điều kiện và ngày càng hiện thực hóa việc công nhận trình độ của các kỹ sư và kiến trúc sư ở các quốc gia thành viên ASEAN. Các ứng viên muốn được hoạt động ở trong khu vực các quốc gia ASEAN cần phải có chứng nhận về trình độ ở nước sở tại, sau đó sẽ được các Ủy ban này (AA hoặc ACPE) xem xét, nếu được chấp thuận, ứng viên sẽ được hoạt động trên cơ sở phù hợp với các quy định luật pháp của nước tiếp nhận với tư cách là Kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã được đăng ký (Registered Foreign Professional Engineer).

Cũng chính vì vậy, vẫn còn có một số quốc gia đã sử dụng pháp luật và các quy định trong nước để hạn chế hoặc gây cản trở cho việc tự do di chuyển này.

Ngoài hiệp định và thỏa thuận chính đã nêu ở trên, nhận thấy rõ vai trò của việc ban hành hệ thống pháp luật quy định về việc di chuyển lao động nội khối, hàng loạt các văn kiện liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã được các nước thành viên thông qua trong các kỳ họp.

Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú vào năm 2007 đã khẳng định sự đóng góp của di chuyển lao động với xã hội và nền kinh tế của tất cả các nước tham gia ở ASEAN. Bản tuyên bố cho rằng các nước cần phải thông qua những chính sách khu vực toàn diện và hợp lý về di chuyển lao động, đồng thời xác định những nguyên tắc, biện pháp về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú trong khu vực.

Cũng vào năm 2007, các nước trong hiệp hội đã thành lập được Ủy ban ASEAN về thực hiện Tuyên bố đã nêu. Điều này cho thấy các quốc gia trong khu vực đã ý thức được sự cần thiết và nhu cầu phối hợp với nhau trong việc thúc đẩy và quản lý di chuyển lao động nội khối, tạo ra niềm tin về một cơ chế khu vực tốt hơn trong việc bảo vệ người lao động di chuyển trong những năm tới đây. Năm 2013, Tuyên bố của ASEAN về An sinh xã hội đã tái khẳng định cam kết của các nước thành viên về việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN có trách nhiệm về mặt xã hội và hướng tới con người bằng cách xây dựng sàn an sinh xã hội của các nước trong khu vực và công nhận quyền của người lao động di chuyển cũng như các nhóm dễ bị tổn thương khác để họ được tiếp cận bình đẳng với an sinh xã hội.

Trong cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) đã ban hành các chính sách với các nội dung liên quan đến lĩnh vực dịch chuyển lao động bao gồm: Hỗ trợ dịch chuyển thông quan cấp visa và thẻ lao động cho doanh nhân và người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; Hướng tới công nhận trình độ nghề; Hoàn thiện các đàm phán, xây dựng mới và tiến hành việc công nhận lẫn nhau; Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực trong lĩnh vực dịch vụ; Phát triển khả năng và trình độ cơ bản trong các ngành dịch vụ ưu tiên; Tăng cường khả năng thực hiện các chương trình thị trường lao động chủ động ở các nước thành viên.

Cộng đồng Văn hóa - xã hội (ASCC) cũng ban hành các chính sách với mục tiêu phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ. Các chính sách về lao động di chuyển trong ASEAN được thực hiện thông qua Diễn đàn chuyên ngành cấp cao nhất là Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách về lao động (ALMM).

Để giải quyết vấn đề trong di chuyển lao động nội khối như ngược đãi lao động nước ngoài ở nơi làm việc, tình trạng bóc lột, lừa đảo, người lao động không được tôn trọng…, điểm khởi đầu quan trọng là các nước ASEAN phải thông qua và thực thi các Công ước quốc tế như “Công ước di cư vì việc làm” (Năm 1949, số 97), “Công ước lao động di chuyển” (Năm 1975, số 143), “Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả các lao động dư cư và các thành viên gia đình họ” (Năm 1990) để bảo vệ quyền của người lao động di chuyển. “Công ước bình đẳng về đối xử” (Về bồi thường tai nạn và an sinh xã hội), Công ước duy trì quyền an sinh xã hội để đảm bảo người lao động dư cư được bình đẳng và bảo vệ trong xã hội.

Trong số các nước thành viên ASEAN, chỉ có Philippines đã thông qua cả 6 công ước trên. Hiện nay, chỉ có Brunei, Lào và Việt Nam là chưa tham gia công ước nào trong số những công ước đã nêu trên. Để đảm bảo hội nhập bền vững và xây dựng tốt Cộng đồng Kinh tế ASEAN thông qua di chuyển lao động nội khối, cần thiết phải có sự thông qua và thực thi các Công ước quốc tế về lao động di chuyển ở tất cả các quốc gia thành viên trong khu vực (Phụ lục 1)

Tóm lại, có thể nhận thấy việc ban hành và thực thi các chính sách trong di chuyển lao động nội khối ASEAN đang được diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là giữa các quốc gia với nhau, trong đó có Malaysia và Thái Lan là hai quốc gia tích cực nhất trong việc ban hành các chính sách, hợp tác và ký kết các hiệp định song phương về di chuyển lao động nội khối ASEAN. Trong tương lai, việc tăng cường ban hành và thực hiện các chính sách giữa các quốc gia ASEAN về di cư lao động sẽ tiếp tục là vấn đề quan trọng được các quốc gia quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)