Dòng lao động di chuyển từ các nước ASEAN sang Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 57 - 63)

Số lượng lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN đã rất thấp, số lao động di chuyển từ ASEAN đến Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp hơn, chưa đầy 10% tổng số lao động di chuyển nội khối của Việt Nam, tương đương 0,1% tổng số lao động di chuyển quốc tế của Việt Nam, với khoảng 20.000 lao động, chủ yếu đến từ Lào, Indonesia và Myanmar, trong đó, Myanmar là 9.783, Indonesia là 7.771 và Lào là 4.284 lao động (IOM, 2015) (Phụ lục 7)

2.3.2. Cơ cấu di chuyển lao động

2.3.2.1. Cơ cấu di chuyển lao động theo ngành nghề

a, Dòng lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN

Song song với sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở nội bộ các quốc gia ASEAN, cơ cấu di chuyển lao động theo ngành nghề cũng được xác định và có xu hướng tăng dần các dòng lao động trong lĩnh vực dịch vụ và giảm dòng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mỗi quốc gia có chiến lược phát triển kinh tế riêng tùy theo đặc điểm và trình độ. Những nước như: Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan là những nước tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ. Những ngành nghề ưu tiên phát triển tại các quốc gia này đòi hỏi lao động làm việc phải có kỹ năng và trình độ cao như dịch vụ tài chính, ô tô và thiết bị điện tử, dịch vụ xã hội, dầu khí…. Ngược lại, lao động dư thừa ở Việt Nam lại chỉ chủ yếu ở ngành nông nghiệp hay công nghiệp chế biến. Điều này khiến cho mức độ tham gia của Việt Nam còn hạn chế.

Đến nay, MRA đã hoàn thiện và công nhận 8 ngành nghề dịch vụ có kỹ năng tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN. Lao động Việt Nam chỉ chiếm 1,3% tổng lao động di chuyển nội khối làm việc trong 7 ngành nghề dịch vụ chuyên môn cao. Trong đó, nam chiếm 1,4% và nữ chỉ chiếm 1,1% cho thấy mức độ hạn chế của Việt Nam khi tham gia vào các lĩnh vực yêu cầu lao động chuyên môn cao. (Phụ lục 8)

Nếu xem xét riêng tại Malaysia – nơi dòng di chuyển lao động của Việt Nam trong nội khối là lớn nhất – thì các ngành nghề tham gia của Việt Nam cũng tương đồng với những phân tích của ILO.

Đơn vị:%

Hình 2.7. Tỷ lệ làm việc trong các ngành nghề của lao động Việt Nam tại Malaysia năm 2015

Nguồn: ADB, ILO (2015)

Lao động nữ thường làm những công việc như giúp việc gia đình (chiếm khoảng 25% tổng số lao động nữ đi làm việc), trong ngành dệt may (khoảng 12%) hoặc trong lĩnh vực sản xuất chế tạo (khoảng 12%). Ngoài ra, lao động nữ của Việt Nam cũng làm nhiều ở các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ hay chế biến thủy sản. Đối với lao động nam, ngành nghề thu hút lao động Việt Nam ở Malaysia gồm: xây dựng (khoảng 19% trong tổng số lao động nam), lao động nhà máy sản xuất chế tạo (khoảng 21%) và cơ khí (khoảng 16%), thợ điện (khoảng 6%).

Đối với thị trường Campuchia, Lào, lao động Việt Nam thường di chuyển chính thức thông qua hình thức đầu tư nước ngoài như ở một số doanh nghiệp (Vietcombank, Agribank, Sacombank, Tập đoàn Hoàng Anh Gialai…) hoặc đấu thầu dự án nên ngành nghề thường là dịch vụ hoặc các ngành nghề kỹ thuật cao nhiều ngân hàng, số ít lao động kỹ năng cao cũng tham gia thị trường lao động của Singapore ở ngành điện, điện tử hoặc dịch vụ. Theo khảo sát của ILO về lao động Việt Nam di chuyển sang Thái Lan, ngành nghề được làm nhiều nhất là dịch vụ bán hàng (trong đó có bồi bàn ở nhà hàng, bán hàng siêu thị và bán lẻ) chiếm tới 49,43% tổng số lao động Việt Nam được khảo sát làm việc tại Thái Lan. Tiếp đến là giúp việc gia đình chiếm 16,33%. Các công việc khác như đầu bếp, thợ bảo dưỡng xe, công nhân may mặc hoặc công nhân kỹ thuật có tỷ lệ gần bằng nhau khoảng 8% tổng số lao động (ILO, 2015)

Như vậy, có thể thấy cơ cấu ngành nghề trong các dòng di chuyển lao động của Việt Nam trong nội khối ASEAN khá giản đơn. Ở những ngành nghề lao động

thậm chí dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế các nước điểm đến trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Brunei hay Thái Lan, nhu cầu lao động trong các ngành nghề này sẽ giảm đi, thay thế bằng những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao thì triển vọng tham gia vào tự do di chuyển lao động nội khối của Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn đáng kể.

b, Dòng lao động di chuyển từ các nước ASEAN sang Việt Nam

Lao động từ các nước ASEAN đến Việt Nam chủ yếu thông qua hình thức thuê chuyên gia tư vấn ngắn hạn hay lao động đi theo những dự án của các doanh nghiệp FDI hay công ty đa quốc gia. Lĩnh vực chủ yếu họ tham gia là sản xuất chế tạo, đấu thầu xây dựng và công nghiệp chế biến. Trong đó, xây dựng chiếm trên 50% số lao động đến Việt Nam.

2.3.2.2. Cơ cấu di chuyển lao động theo giới tính

a, Dòng lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN

Xét cơ cấu giới tính của lao động chuyên môn cao, theo số liệu hình 2.8, lao động nam của Việt Nam chiếm 50% trong tổng lao động di chuyển nội khối năm 2015. Tỷ lệ lao động giữa nam và nữ là khá cân bằng. Nếu như lao động nam thường làm việc ở các ngành như kỹ sư, nha sĩ, kiến trúc sư, bác sĩ thì lao động nữ di cư lại thực hiện các công việc như kế toán, y tá, nữ hộ sinh… mặc dù về tổng số tham gia của Việt Nam ở dòng lao động chuyên môn cao là rất nhỏ. Theo một báo cáo của UN Women và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong năm 2016, năm 2014, 36% người lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN là phụ nữ (UNISON, 2016) thì đến nay, con số này đã lên đến 50%, chứng tỏ lao động nữ Việt Nam ngày càng có xu hướng dịch chuyển sang nước ngoài làm việc nhiều.

Đơn vị: %

Hình 2.8. Tỷ lệ lao động nữ Việt Nam di chuyển sang nội khối ASEAN giai đoạn 2003 - 2015

Theo khảo sát của ILO về di chuyển lao động thực tế của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2015, ở độ tuổi từ 20 – 29, lao động nữ chiếm 25%. Nhưng từ 30 – 40 tuổi, lao động nữ lại chiếm tới 35% – 40% tổng số lao động và ở độ tuổi từ 40 – 50 tuổi thì số lượng lao động nam và nữ gần như bằng nhau và rất thấp. Lao động nữ cũng được phân bố đều hơn ở tuổi từ 20 – 40. Có thể thấy, nếu xem xét cơ cấu độ tuổi của lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN thì nhóm tuổi từ 20 – 25 chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là nhóm tuổi trẻ có sức khỏe và khó tìm kiếm công việc có thu nhập cao tại nước nhà.

Đơn vị: người

Hình 2.9. Cơ cấu di chuyển lao động của Việt Nam sang các nước ASEAN theo giới tính và độ tuổi năm 2015

Nguồn: ILO (2015)

b, Dòng lao động di chuyển từ các nước ASEAN sang Việt Nam

Đối với dòng lao động từ các nước ASEAN, đến 89,9% số lao động là nam, chỉ khoảng 10% là lao động nữ, trong đó, đa phần lao động trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, bởi đặc thù ngành nghề lao động ASEAN sang đây làm chủ yếu là công nghiệp nặng và chuyên gia liên quan đến khoa học, công nghệ.

2.3.2.3. Cơ cấu di chuyển lao động theo trình độ

a, Dòng lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN

Trình độ lao động Việt Nam di chuyển sang các nước ASEAN vẫn còn ở mức thấp. Theo ước lượng của ILO, tỷ lệ lao động di chuyển nội khối của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu so với số lao động chuyên môn cao chiếm hơn 30%.

trình độ trong thị trường lao động ASEAN. Mặc dù mức độ này không lớn so với các nước chuyên xuất khẩu lao động khác, nhưng xét tương quan với số lượng lao động di chuyển ít ỏi của Việt Nam sang các nước trong khu vực thì đây cũng là một vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Với trình độ hạn chế của người lao động Việt Nam, mức độ tăng trưởng lao động trong giai đoạn 2010 – 2025 dự kiến vẫn chỉ tập trung vào ở mức chuyên môn trung bình (tăng 27,9%) và trình độ chuyên môn thấp (22,6%). Mức độ thay đổi đối với lao động chuyên môn cao vẫn rất thấp (chỉ tăng 13,2%).

Đơn vị: nghìn người, %

Hình 2.10. Ước tính thay đổi lao động di chuyển nội khối theo trình độ kỹ năng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2025

Nguồn: ADB và ILO, 2015

Tóm lại, lao động Việt Nam di chuyển sang các nước thành viên ASEAN những năm qua với số lượng rất hạn chế và ngày càng có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, hầu hết những lao động Việt Nam di chuyển sang các nước nội khối đều đang làm việc trong những ngành nghề "dễ tổn thương", không yêu cầu trình độ hay chỉ là lao động có mức trình độ trung bình; rất ít lao động đáp ứng được yêu cầu trình độ tay nghề cao tại các nước như Singapore, Brunei. Vì vậy, với quá trình khu vực hóa đang diễn ra ngày càng nhanh chóng, những hiệp định, thỏa thuận đã và đang tiến hành ký kết, hàng rào di chuyển lao động đang dần được dỡ bỏ, thúc đẩy dòng chảy tự do lao động có tay nghề giới hạn trong 8 ngành nghề dịch vụ trong MRAs

Thay đổi bổ sung theo AEC nghìn người (trục trái) Thay đổi cơ sở nghìn người (trục trái)

hết những mặt mạnh của mình và sửa chữa, khắc phục những tồn tại trong lực lượng lao động thì tiến trình tự do hóa khu vực này sẽ không đem lại hiệu quả cho Việt Nam cũng như khu vực ASEAN như mục đích AEC đã đề ra ngay từ khi thành lập.

b, Dòng lao động di chuyển từ các nước ASEAN sang Việt Nam

Trái ngược với dòng di chuyển lao động từ Việt Nam sang ASEAN, lao động từ các nước thành viên hiện nay đang làm việc ở Việt Nam chủ yếu là lao động có trình độ, kỹ năng. Theo thống kê của Cục Việc làm, có 48,3% số lao động có trình độ Đại học và sau Đại học; 34,6% lao động có chứng chỉ, chuyên môn tay nghề và 17,1% lao động là nghệ nhân lành nghề. Đây cũng chính là lực lượng lao động mà AEC muốn hướng đến tự do hóa di chuyển trong 8 ngành nghề đã ký kết thỏa thuận thừa nhận MRA. Lực lượng này cùng với máy móc, dây chuyền hiện đại, di chuyển sang Việt Nam để bù đắp lượng lao động thiếu hụt mà doanh nghiệp nước ngoài chưa tìm thấy đủ ở Việt Nam. Đây cũng là hạn chế của thị trường lao động Việt Nam khi gia nhập di chuyển lao động trong AEC.

2.3.3. Sự hợp tác trong di chuyển lao động

Trong ASEAN, cho tới nay, chỉ có Malaysia là nước nhận lao động của Việt Nam nhiều nhất và người lao động của Việt Nam di chuyển sang đây bằng con đường chính thức thông qua các ký kết hợp tác hoặc các hợp đồng lao động. Việt Nam bắt đầu mở thị trường xuất khẩu lao động sang Malaysia từ tháng 04/2002. Năm 2003, Việt Nam và Malaysia đã ký thỏa thuận song phương về hợp tác lao động. Từ đó đến nay, đã có hơn 184.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia, làm việc tại 12 trong tổng số 13 bang của Malaysia. Trong suốt một khoảng thời gian dài tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Việt Nam không ký được thêm thỏa thuận hợp tác lao động chính thức với các nước khác ngoài Malaysia trong khi có rất nhiều Biên bản ghi nhớ về di chuyển lao động song phương giữa các nước nội khối ASEAN đã được ký kết như giữa Campuchia và Malaysia, Campuchia với Thái Lan, Indonesia với Brunei, Indonesia và Malaysia, Indonesia với Philippines, Lào với Thái Lan hay Myanmar với Thái Lan.

nhận lao động giữa hai nước” được ký kết vào ngày 15/07/2015. Trước đó, lao động Việt Nam di chuyển sang Thái Lan làm việc hoàn toàn không thông qua những thỏa thuận chính thức giữa hai quốc gia. Theo số liệu khảo sát, từ năm 2007 đến 2013, số lượng người lao động Việt Nam di chuyển sang Thái Lan làm việc tăng không ngừng. Việc không có khung hợp tác chính thức cho di chuyển lao động giữa Việt Nam với thị trường tiếp nhận Thái Lan hay Singapore là một vấn đề đặc biệt cần quan tâm trong bối cảnh số người lao động đi làm việc tại quốc gia này gia tăng. Các bản ghi nhớ chính là cơ sở pháp lý để đưa người Việt Nam đi lao động, đồng thời để quản lý, bảo hộ công dân khi ra nước ngoài.

Tiếp đó là ký kết của Việt Nam với Lào trong việc phái người Việt Nam sang làm việc chủ yếu thông qua hình thức di chuyển người lao động của các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, đầu tư ra nước ngoài. Cho đến nay, Việt Nam với Campuchia và Lào cũng chưa có những thỏa thuận song phương về hợp tác lao động chính thức giữa hai quốc gia mà chỉ thông qua hợp đồng của các doanh nghiệp.

Sự thiếu các cam kết hợp tác chính thức giữa Việt Nam với các quốc gia ASEAN là một trong những lý do khiến cho mức độ tham gia vào di chuyển lao động nội khối còn mờ nhạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)