Các hình thức di chuyển lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 32 - 33)

Hình thức di chuyển lao động có thể chia thành hai nhóm: di chuyển lao động chính thức và di chuyển lao động phi chính thức.

Di chuyển lao động chính thức là người lao động được đưa từ một quốc gia này sang một quốc gia khác thông qua những con đường sau:

- Các hiệp định Chính phủ ký kết giữa hai hoặc nhiều nước. Với những hiệp định hợp tác và trao đổi lao động, hàng năm, Chính phủ các nước sẽ rà soát lại thị trường lao động các ngành và lên kế hoạch trao đổi lao động với số lượng và chất lượng cam kết.

- Hợp tác lao động và chuyên gia: Trong những ký kết về hợp tác kinh tế giữa các nước, lao động là một phần được thực hiện. Các chuyên gia dự án sẽ được di chuyển theo yêu cầu của công việc và bổ sung vào dòng di chuyển lao động quốc tế.

- Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc nhận các dự án làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước: lao động đã được tuyển dụng trong nước ở những doanh nghiệp này sẽ theo ra nước ngoài để làm việc, đặc biệt là ở các vị trí quan trọng để đảm bảo hiệu quả sản xuất – kinh doanh bởi họ là những người hiểu rõ nhất về công việc hoặc những chủ lao động gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động nước sở tại.

- Thông qua các doanh nghiệp làm dịch vụ cung ứng lao động. Họ tìm hiểu thị trường lao động của các nước thành viên, tuyển dụng, đào tạo lao động trong nước để cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp nước ngoài đang thiếu lao động bằng những hợp đồng kinh té.

- Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nước ngoài: Người lao động tự tìm các cơ hội việc làm ở nước ngoài, nộp hồ sơ ứng cử và

tham gia tuyển dụng. Nếu được nhận, họ cùng các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động trực tiếp và di chuyển tới nước đó để làm việc.

Di chuyển lao động không chính thức là hình thức di chuyển lao động bất hợp pháp không theo bất kỳ sự ký kết thỏa thuận nào giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các quốc gia. Các cơ quan chức năng của chính phủ các nước không quản lý được những người lao động này khi họ vượt biên trái phép sang các nước khác. Họ là những người nhập cư trái phép. Khi ra nước ngoài, họ bắt đầu xin việc tại các nước này để sinh sống mà không có ký kết hợp đồng lao động trước đó. Thông thường, những người lao động di chuyển bất hợp pháp chỉ làm các công việc 3D với mức lương ít ỏi. Nguyên nhân của di chuyển lao động không chính thức là do sự yếu kém trong quản lý hoạt động di trú và do các chủ doanh nghiệp muốn tìm kiếm và bóc lột lao động dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)