Kinh nghiệm của Indonesia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 39 - 43)

Indonesia cũng rơi vào tình trạng thiếu cơ hội việc làm, việc làm có thu nhập thấp, đời sống nghèo khó… là những động lực chính thúc đẩy người lao động đi đến quyết định ra nước ngoài tìm việc. Giống như Việt Nam và các nước đang phát triển khác, thị trường lao động Indonesia cũng ẩn chứa nhiều nghịch lý, trong đó rõ nét nhất là tình trạng thừa và thiếu lao động. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chuyên môn thiếu và yếu không đáp ứng được nhu cầu về lao động kỹ năng cao. Vì vậy, Chính phủ Indonesia đã lên chương trình xuất khẩu lao động khuyến khích người dân tham gia. Tuy nhiên, thời gian đầu tiên, hệ thống tổ chức và quản lý nhà nước về xuất khẩu yếu kém đã làm cho thị trường lao động phức tạp hơn với sự xuất hiện của mạng lưới xuất khẩu lao động bất hợp pháp. Điều này khiến cho Chính phủ phải nhanh chóng cải tổ hệ thống bằng cách: cung cấp cho lao động chuẩn bị di cư những thông tin chính xác, kịp thời và thỏa đáng về chi phí cho các thủ tục hành chính, tiền công có thể được nhận, điều kiện sống cũng như điều kiện làm việc ở nước ngoài; kiểm tra các cơ sở và mạng lưới trung gian tuyển mộ người để tiền hoa hồng, chi phí chuyến đi, chi phí tuyển mộ được tính toán ở mức độ thực tế nhất; giảm bớt những khâu trung gian trong quá trình tuyển mộ lao động để hoạt động này được hiệu quả, nhanh hơn và hạn chế tham nhũng; phân cấp trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu để đơn giản hóa. Chính phủ Indonesia cũng dùng biện pháp cấp quota để hạn chế lao động không chuyên môn di cư sang các nước trong khu vực (Nguyễn Thị Hồng Bích, 2007).

Tuy nhiên, trên thực tế, những chính sách của Indonesia không được hiện thực hóa một cách hiệu quả. Người lao động vẫn không được bảo vệ thực sự khi làm việc ở nước ngoài. Những thiếu sót về chính sách, sự yếu kém và tình trạng

quan liêu của bộ máy hành chính của Indonesia đã trao “quyền lực tuyệt đối” cho hệ thống tuyển mộ lao động làm tăng thêm tình trạng tham nhũng và lạm dụng, bóc lột người lao động di chuyển, làm sinh ra hệ thống tuyển dụng phi chính thức đằng sau cơ quan này. Những chính sách và cách thức thực hiện của Chính phủ Indonesia trong việc tham gia vào di chuyển lao động đã dẫn đến kết quả không như mong muốn.

Từ thành công và hạn chế của những chính sách áp dụng đối với di chuyển lao động quốc tế Philippines và Indonesia đã và đang áp dụng, có một số bài học rút ra cho Việt Nam để khai thác triệt để tiềm năng của lực lượng lao động thông qua di chuyển lao động, nhằm thu lợi cho nền kinh tế.

Thứ nhất, cần xác định di chuyển lao động nói chung và gửi lao động ra nước

ngoài nói riêng là hoạt động kinh tế - xã hội góp phần tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Tham gia vào di chuyển lao động quốc tế là góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao trình độ chuyên môn, là tăng nguồn ngoại tệ và tăng cường quan hệ ngoại giao cho đất nước. Đây chính là cơ hội để những nước đang phát triển như Việt Nam có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu tăng trưởng. Vì vậy, Bộ Lao động cần phải đầu tư có bài bản khâu tuyển chọn, đào tạo kỹ năng chuyên môn trước khi đưa người lao động qua nước khác.

Thứ hai, di chuyển lao động quốc tế không nên hướng tới số lượng mà hướng

tới chất lượng. Di chuyển lao động nội khối phải vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích quốc gia, giải quyết các vấn đề của thị trường lao động chung của khu vực và của riêng từng nước chứ không phải chạy theo quy mô lớn. Các nước chỉ nên tham gia nhiều khi lợi ích so sánh lớn và phải có chiến lược dài hạn khi tham gia vào di chuyển lao động quốc tế.

Thứ ba, thiết lập hệ thống quản lý người lao động di chuyển một cách chặt

chẽ. Để di chuyển lao động quốc tế hiệu quả, điều quan trọng nhất không phải là thúc đẩy mở rộng các dòng di chuyển mà phải quản lý được các dòng di chuyển này để hạn chế những tác động tiêu cực tới những nước tham gia. Việc quản lý chủ yếu tập trung kiểm soát người lao động, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và

người lao động, đảm bảo phát huy tác động tích cực, không làm ảnh hưởng tới chính trị - xã hội của các nước tham gia.

Thứ tư, hạn chế ở mức thấp nhất lao động không chuyên môn tham gia bất

hợp pháp vào di chuyển lao động. Lao động không chuyên môn thường làm các công việc dễ bị tổn thương trong xã hội.

Thứ năm, chủ động trong việc bảo vệ người lao động di chuyển. Để tạo điều

kiện tốt cho di chuyển lao động nội khối, việc chủ động bảo vệ người lao động di chuyển là điều tất yếu. EU là khu vực làm điều này tốt nhất và cũng mang lại bài học hay cho các khu vực khác từ việc xóa bỏ phân biệt đối xử, phổ cập an sinh xã hội đầy đủ và tạo các mạng lưới tiếp nhận và xử lý các vấn đề của người lao động di chuyển.

Thứ sáu, hạn chế trao quyền tuyệt đối cho một cơ quan duy nhất quản lý và

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Có rất nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến lao động và di chuyển lao động. Tuy nhiên, theo quan điểm của kinh tế học, có thể hiểu khái quát nhất, lao động là một hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp trên thị trường lao động thông qua quan hệ cung - cầu và tiền công của người lao động là giá cả của món hàng hóa, dịch vụ được cung cấp. Di chuyển lao động nội khối hay quốc tế đều là hình thức di chuyển của người lao động vượt qua biên giới của nước mình sang nước khác nhằm tìm kiếm việc làm hay gia tăng thu nhập.

Di chuyển lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trên phương diện nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, di chuyển lao động xuất phát từ quy luật cung - cầu trên thị trường lao động và từ xu thế toàn cầu hóa kinh tế khu vực và Thế giới. Về chủ quan, di chuyển lao động xuất phát từ ý chí, chính sách của các cơ quan Nhà nước tại các quốc gia nhằm mục tiêu hình thành một liên kết kinh tế tự do và bền vững. Từ nguyên nhân đó, có thể rút ra những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn di chuyển lao động quốc tế. Đó là chất lượng nguồn lao động, chi phí di chuyển giữa các quốc gia, sự bình ổn hệ thống chính trị - xã hội, sự chênh lệch về mức sống và thu nhập của người lao động giữa các quốc gia và những chính sách của các quốc gia liên quan đến di chuyển lao động. Để đánh giá về dòng di chuyển lao động quốc tế, có ba tiêu chí cơ bản liên quan đến quy mô, cơ cấu và hình thức của dòng di chuyển. Từ đó, nghiên cứu về những tác động của di chuyển lao động đối với các quốc gia trên hai phương diện tích cực và tiêu cực.

Sau khi đưa ra những nghiên cứu mang tính học thuyết liên quan đến di chuyển lao động, chương I cũng phân tích kinh nghiệm tham gia vào di chuyển lao động quốc tế của hai nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam trong khu vực là Philippines và Indonesia. Hai nước này hàng năm đều có lượng lao động di chuyển chiếm đa số trong khu vực, tuy nhiên, với những chính sách khách nhau đã đem đến những hiệu quả khác nhau cho hai quốc gia này. Từ đó, rút ra bài học cho Việt Nam trong việc điều tiết dòng di chuyển lao động hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG NỘI KHỐI AEC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)