3.2.1. Triển vọng thị trường lao động nội khối ASEAN
Dân số ASEAN hiện nay vào khoảng 600 triệu người và dự kiến sẽ đạt 694 triệu người vào năm 2025 (Phụ lục 1). ASEAN đang trải qua sự thay đổi lớn về nhân khẩu học, tỷ lệ dân số trẻ từ 15 – 24 giảm và tỷ lệ người cao tuổi từ 65 trở lên tăng. Tuy nhiên, tình trạng này khác nhau tùy từng quốc gia. Như vậy, dự kiến vào năm 2025, dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN sẽ lên tới 68 triệu người cho thấy tiềm năng lớn về nhân khẩu học.
Những cải tiến trong sản xuất, đầu tư và tiêu dùng do sự ra đời của AEC đã khiến tổng số việc làm trong năm 2025 sẽ tăng so với kịch bản cơ sở. Ở Campuchia, tổng số việc làm trong năm 2025 theo kịch bản AEC là 1,1 triệu, Việt Nam sẽ có 6 triệu việc làm và Indonesia đạt thêm 1,9 triệu việc làm so với kịch bản cơ sở.
Đơn vị: nghìn người, %
Hình 3.8. Thay đổi việc làm theo kịch bản AEC với kịch bản cơ sở vào năm 2025
Nguồn: ước tính của ILO (2015)
Nhờ quá trình di chuyển lao động diễn ra ngày càng sôi động tại các quốc gia, người lao động đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đất nước thông qua những hình thức như: lượng kiểu hối gia tăng, người lao động sau khi kết thúc hợp đồng lao đồng trở về nước mình, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao sản xuất, ...mà đặc biệt những quốc gia có thu nhập và trình độ chuyên môn của lao động ở mức thấp và trung bình hiện nay thì đến năm 2025, lại có sự chuyển biến đáng kể nhất trong GDP. (Phụ lục 12)
Số việc làm dễ bị tổn thương vẫn có xu hướng chiếm hơn nửa tổng số việc làm tăng lên ở các nước, nhất là những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn trong ASEAN. Mặc dù vậy, việc làm trong ngành nông nghiệp sẽ giảm chỉ còn 48,3 % vào năm 2025, việc làm trong ngành công nghiệp sẽ tăng đến 18,1% và việc làm trong ngành dịch vụ sẽ tiếp tục tăng ở tất cả các nước ASEAN. Trong đó, tăng trưởng việc làm trong ngành thương mại, xây dựng và dịch vụ tư nhân sẽ diễn ra ở nhiều nước trong quá trình phát triển ASEAN. Đây cũng là những lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm dễ bị tổn thương và phát triển khu vực kinh tế phi chính thức.
Đơn vị: %
Hình 3.9. Tỷ lệ việc làm dễ bị tổn thương trong tổng số việc làm được tạo thêm theo kịch bản AEC so với kịch bản cơ sở năm 2025
Nguồn: ước tính của ILO (2015)
Nhu cầu đối với nhân công kỹ thuật cao trong ASEAN sẽ tăng mạnh vào năm 2025 (tăng 41%, tương đương với 14 triệu nhân công). Đối với lao động kỹ thuật bậc trung, tổng mức tăng trưởng thấp hơn ở mức 22% (tương đương 38 triệu việc làm). Theo kịch bản của AEC, có tới 800.000 việc làm trong ASEAN bị lệch pha về kỹ năng vào năm 2025. Đối với Việt Nam, cũng theo nghiên cứu của ILO/ADB, Việt Nam là một quốc gia sẽ có mức tăng trưởng việc làm lớn nhất trong khối với mức tăng khoảng 14.5%. Trong đó, có sự gia tăng lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, xây dựng và giao thông vận tải và giảm trong lĩnh vực dịch vụ tư nhân và việc làm trong chính phủ. Mặc dù Việt Nam được dự báo sẽ có sự gia tăng lớn trong nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng trung bình (hơn 30%) và kỹ năng thấp (hơn 20%) với một nửa trong số đó là nhờ vào AEC mang lại nhưng sự gia tăng nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng dự kiến tăng chỉ gần 15%. Nhu cầu sử dụng lao động tăng cao, việc làm cũng tăng cao, nhưng điều đáng lưu ý là mức độ tổn thương trong nghề nghiệp cũng tăng không ít. Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ công việc bị tổn thương ở Việt Nam lên đến trên 60%. Đây là một tỷ lệ lớn nhất trong khối ASEAN.
3.2.2. Quan điểm, định hướng của Việt Nam trong việc tham gia vào dòng di chuyển lao động nội khối