Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 33 - 36)

- Bù đắp sự thiếu hụt lao động của nước nhận lao động. Khi thị trường các

nước nhận lao động đang có sự mất cân đối, rất nhiều công việc không tuyển được người lao động như các công việc 3D hoặc các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, hiếm người lao động có khả năng đáp ứng thì lao động di chuyển là một nguồn bổ sung rất có giá trị. Thị trường lao động của các nước nhận sẽ được cơ cấu

lại một cách hiệu quả hơn, những công ăn việc làm mới được sinh ra vẫn tuyển được người lao động làm hoàn thiện hơn quá trình sản xuất.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại những nước nhập khẩu lao động. Cũng

giống như thương mại quốc tế, di chuyển lao động cho phép các nước nhận lao động có đủ nguồn lực để thực hiện chuyên môn hóa và tận dụng những lợi thế tương đối của mình. Các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn, công ăn việc làm được tạo ra làm cho GDP của các nước nhận cũng tăng lên nhanh chóng. Thậm chí, những người này có thể tạo ra những phát minh, sáng kiến giúp sản xuất phát triển.

- Tạo môi trường cạnh tranh, giúp nâng cao kỹ năng sản xuất tại nước nhận lao động. Lao động di chuyển làm số lượng người lao động tăng lên ở nước nhận

khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động tăng lên. Để duy trì và phát triển, người lao động tại nước sở tại phải tự tìm cách nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp làm chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên. Người dân bản địa không còn nằm trong tình trạng khan hiếm mà phải cạnh tranh để có được công việc mong muốn. Tuy nhiên, đây chỉ là một sức ép khiến người lao động bản địa phải học hỏi, tự nâng cao trình độ của mình chứ không có ý nghĩa tồn tại hiện tượng thất nghiệp.

- Tăng nguồn thu ngân sách của các nước nhận lao động. Những người lao

động di chuyển có thu nhập nên phải nộp các khoản thuế thu nhập vào ngân sách công. Thậm chí, họ còn phải nộp những khoản thuế cao hơn lao động nội địa. Những khoản thu này giúp chính phủ các nước nhận lao động có thêm ngân sách để thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội cho quốc gia.

- Đa dạng hóa nền văn hóa – xã hội của nơi tiếp nhận lao động. Do nguồn

lao động đến từ nhiều quốc gia khác nhau, cho dù có sự tương đồng bởi nằm trong cùng một khu vực địa lý nhưng phong tục, tập quán, lối sống của các quốc gia thành viên vẫn có những đặc trưng riêng. Từ đó, những quan điểm, sáng kiến độc đáo của lao động nhập cư sẽ làm phong phú hơn cách thức sản xuất, cuộc sống của người dân bản địa. Sự chênh lệch, thiếu hụt về cơ cấu tuổi, giới tính ở các nước nhận lao động sẽ được bù đắp và giảm gánh nặng về nhân khẩu học do những dòng lao động nhập cư mang lại.

1.5.1.2. Tác động tiêu cực

- Tạo áp lực cho người lao động bản địa. Công việc của những người bản địa

chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn, họ bị đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn của người chủ và nếu không đáp ứng được, nguy cơ mất việc dễ dàng hơn. Những người sử dụng lao động sẽ bớt các chi phí đào tạo và đào tạo lại đối với người lao động bản địa nếu như lao động nhập khẩu có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, những người lao động nước sở tại sẽ phải mất thêm các khoản chi phí để tự nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn của mình hơn. Thậm chí, di chuyển lao động còn tạo sức ép khiến những người lao động bản địa phải thay đổi nghề nghiệp.

- Tạo áp lực cho nước nhận lao động về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng.

Lao động nhập cư làm tăng dân số cơ học khiến nhu cầu sử dụng hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện tăng nhanh, có thể gây ra quá tải làm những người dân nước sở tại cũng phải chịu chia sẻ khó khăn không đáng có.

- Thay đổi về thu nhập và chi tiêu: Số lượng lao động nhập khẩu càng cao thì

nhu cầu tiêu dùng càng lớn. Nếu như điều này làm thúc đẩy sản xuất hàng hóa hay dịch vụ thì nó lại gây áp lực tăng giá đối với việc thuê, mua nhà cửa. Lao động nhập khẩu có tác động đối với các khoản tiền lương của người lao động bản địa trong một giới hạn nhất định. Sự có mặt của người lao động nhập cư đã làm giảm khan hiếm lao động trên thị trường khiến cho các doanh nghiệp có thể hạ lương thuê mướn nhân công. Thậm chí, do mức độ đáp ứng yêu cầu của các chủ lao động cao của người lao động nhập cư, mức lương của họ còn cao hơn mức lương của người lao động bản địa. Số tiền này một phần sẽ trở thành kiều hối chuyển về nước gửi lao động làm giảm tổng thu nhập quốc dân của nước nhận.

- Tác động tiêu cực tới tình hình an ninh, trật tự và chính trị tại các nước nhận lao động. Những người lao động nhập cư mang theo những văn hóa tốt cũng như xấu

vào nước nhận lao động gây ra những bất đồng giữa các nhóm người. Sự phân biệt đối xử cũng diễn ra thường xuyên giữa người bản địa và lao động nhập cư làm phát sinh những mâu thuẫn lớn. Các căng thẳng và xung đột dân tộc có thể xảy ra đe dọa kinh tế và sự ổn định xã hội.

1.5.2. Tác động của di chuyển lao động đến nước gửi lao động

1.5.2.1. Tác động tích cực

- Làm giảm áp lực dân số và thất nghiệp. Đặc biệt là tại các nước đang phát

triển, tốc độ tăng trưởng dân số cao trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại chậm làm cho thất nghiệp xảy ra, không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế đất nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội. Di chuyển lao động quốc tế chính là hình thức đưa lao động từ nơi dư thừa sang nơi thiếu hụt, cân đối lại thị trường lao động tại quốc gia.

- Cải thiện đời sống người lao động, gia tăng thu nhập quốc gia: Lao động

khi di chuyển ra nước ngoài thường có thu nhập ròng cao hơn so với làm việc trong nước. Đây là giá trị được trả để họ sẵn sàng chấp nhận việc di cư. Nhờ đó, những người lao động di chuyển thường có những khoản kiều hối gửi về cho gia đình mình. Đây là nguồn ngoại tệ chảy vào các nước gửi lao động, đóng góp vào cán cân thanh toán của nhiều nước đang phát triển. Đối với quốc gia gửi lao động, kiều hối cũng là nguồn thu nhập ổn định để cải thiện cuộc sống của gia đình người di cư và gia nhập vào nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Những cam

kết hợp tác, những chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động và yêu cầu chất lượng nguồn lao động từ phía các nước nhận đã tạo sức ép khiến cho người lao động nói riêng và chính phủ của các nước gửi lao động nói chung phải có chiến lược cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

Đồng thời, trong môi trường làm việc hiện đại, khoa học tiên tiến, người lao động được tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ vào công việc. Điều này khiến cho trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động sẽ dần được nâng cao. Khi quay trở về nước, họ mang những kinh nghiệm, kiến thức đã tích lũy được trong quá trình làm việc ở nước ngoài về áp dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh ở nước nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)