Mục tiêu phát triển AEC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 44 - 46)

Trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC đến năm 2015 (AEC Blueprint 2003) có đề cập đến 04 mục tiêu chính phát triển Cộng đồng AEC, thể hiện rõ quan điểm đã được khẳng định trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II): "Tạo

dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế - xã hội ". Cụ thể như sau:

* Hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung: Thông qua việc cho phép tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề, giúp AEC tăng cường khả năng cạnh tranh đối với nền kinh tế khác trong khu vực và trên Thế giới. Thuế quan sẽ được loại bỏ và hàng rào phi thuế quan cũng dần được dỡ bỏ. Các nhà đầu tư từ các nước thành viên trong ASEAN có thể tự do đầu tư trong khu vực mà không phải chịu sự chi phối của bất kỳ yêu cầu ràng buộc hay hàng rào bảo hộ đặc biệt nào. AEC hình thành tạo dòng chảy lưu chuyển tự do những chuyên gia và lao động có tay nghề trong khu vực, đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh ngày càng chuyên môn hóa tại các quốc gia, giúp giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

* Hình thành một khu vực kinh tế cạnh tranh: Cộng đồng kinh tế ASEAN

với mục tiêu hình thành nên một khu vực kinh tế bình ổn, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, ưu tiên 6 yếu tố cốt lõi: các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử. AEC cam kết thúc đẩy một văn hóa cạnh tranh bình đẳng, công bằng thông qua việc đưa ra hàng loạt chính sách và luật cạnh tranh để tạo một sân chơi cho các thành viên ASEAN có tính hiệu quả cao.

* Phát triển kinh tế công bằng: Khuôn khổ AEC đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh

nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc tăng cường tiếp cận thông tin, tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Những sáng kiến này nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách giữa các nước thành viên ASEAN và tăng cường hợp tác kinh tế giữa nhóm nước CLMV (Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam) nhằm đảm bảo tất cả các nước đều được hưởng lợi từ quá trình hội nhập kinh tế.

* Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu: ASEAN hoạt động trong một môi trường có tính toàn cầu ngày càng gia tăng, với một thị trường rộng lớn phụ thuộc lẫn nhau và các ngành công nghiệp đang dần toàn cầu hóa. Vì vậy, nhiệm vụ của AEC là vượt ra ngoài phạm vi biên giới lãnh thổ để xem xét những quy định bên ngoài khu vực có liên quan đến việc hình thành những chính sách đối với AEC, bao gồm những thông lệ quốc tế và những tiêu chuẩn sản xuất cũng như phân phối. Điều này rất quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong khu vực có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường toàn cầu, đẩy nhanh tiến trình trở thành nhà cung cấp toàn cầu lớn trên Thế giới và đảm bảo ASEAN vẫn là "mảnh đất màu mỡ" đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể của những mục tiêu trên là hàng loạt những hiệp định đã được ký kết ngay từ trước khi AEC chính thức thành lập.

- Về thương mại hàng hóa, Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010 là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan với quan điểm các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+).

- Về thương mại dịch vụ, ngày 15/12/1995, các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS). Từ năm 1996 – 2016: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 gói cam kết về dịch vụ, 7 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 9 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không. Mục tiêu tự do hóa trong khuôn khổ AFAS đã được nêu trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC

Blueprint) đặt ra các yêu cầu về tự do hóa đối với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới, phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài, phương thức 3 – Hiện diện thương mại và phương thức 4 – Hiện diện thể nhân. Tuy nhiên, các Gói cam kết trong khuôn khổ Hiệp định AFAS chỉ đề cập đến 3 phương thức 1,2,3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012.

- Về đầu tư, Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng 2/2009 và có hiệu lực từ 29/3/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998). Hiệp định ACIA bao gồm 4 nội dung chính là tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư.

- Về tự do di chuyển lao động, hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) đã được các quốc gia thông qua và dần có hiệu lực từng phần. Đây là đối tượng chính của bài nghiên cứu nên người viết dành một phần riêng để nghiên cứu những khuôn khổ chính sách chung liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)