Có sự khác biệt trong lao động nội khối ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 50 - 54)

- Sự khác biệt khá lớn về giới tính trong nguồn cung lao động. Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động duy trì ổn định ở mức khoảng hơn 70% nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia chỉ có 59%, trong khi đó nam giới là khoảng 82%. Hiện nay, Việt Nam và Campuchia có mức chênh lệch tỷ lệ lao động giữa nam và nữ gần 6%, là những quốc gia có tỷ lệ thấp nhất trong khu vực. Các quốc gia khác như Brunei, Indonesia và Malaysia có tỷ lệ này lên đến 34%, trong đó tình trạng thất nghiệp của lao động nữ luôn cao hơn so với lao động nam. Sự khác biệt về giới trong tiền lương cũng rất rõ rệt. Ví dụ: lương trung bình của phụ nữ ở Campuchia và Singapore ít hơn khoảng ¼ lương của nam giới. Phụ nữ ở ASEAN cũng gặp bất lợi trong việc đảm bảo việc làm (Phụ lục 4)

- Có sự chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Mức năng suất lao động của Singapore gấp 17 lần của Campuchia, gấp 10,6 lần của Myanmar. Tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng năng suất lao động vượt bậc. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có năng suất lao động ở mức thấp.

- Sự chênh lệch về trình độ lao động giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

Tỷ lệ người lao động phổ cập THCS khá cao trong toàn khu vực ASEAN nhưng không đồng đều. Điển hình có Campuchia (chỉ chiếm 38,2% tổng số lao động), Lào (41,4%) hay Myanmar (47%), trong khi Indonesia là 74,8% hay Thái Lan là 79,5%. Tương ứng như vậy, tỷ lệ học đại học của người lao động các nước cũng khá chênh lệch. Nếu Malaysia có số người lao động tốt nghiệp đại học chiếm 36%, Thái Lan là 51,4%, Philippines là 28,2% thì Myanmar chỉ có 13,8%, Campuchia có 1,8% hay Lào 16,7% tổng số lao động. Sự chênh lệch này gây ảnh hưởng tới đặc điểm các dòng di chuyển lao động nội khối rất lớn. Lao động xuất phát từ những quốc gia có trình độ học vấn thấp thường chỉ cung cấp cho các công việc bán lành nghề hoặc không có chuyên môn. Trong khi đó, lao động chuyên môn cao thường bắt đầu từ những nước có nền giáo dục phát triển. (Phụ lục 5)

Sự chênh lệch về trình độ, kỹ năng lao động còn thể hiện ở khoảng cách trong việc đáp ứng yêu cầu công việc của các nhà tuyển dụng nội khối. Ở trình độ trung học, trên thang điểm 10, người lao động của Myanmar chỉ được đánh giá 1 điểm về kỹ năng liên quan và phù hợp với yêu cầu công việc của các doanh nghiệp nhưng người lao động của Singapore được đánh giá là 7.

Đơn vị: %

Hình 2.1. Mức

độkỹnăngcủasinhviêntốtnghiệpTHCS,đạihọcvàdạynghềđápứngnhucầucủadoanh nghiệp ở ASEAN năm2015

Mặc dù tốc độ tăng trưởng việc làm có tăng nhưng so với nguồn cung hiện có thì vẫn xảy ra sự bất cân xứng trên thị trường lao động. Bên cạnh đó, một vấn đề đáng quan tâm là chất lượng việc làm. Số lượng công việc nhiều nhưng chủ yếu là chất lượng kém và cầu tập trung vào các việc làm dễ bị tổn thương. Năm 2014, có tới 58,8% người lao động ASEAN (179 triệu) đang đảm nhận những việc làm dễ bị tổn thương cao hơn nhiều so với tỷ lệ toàn thế giới là 48% (Prof. Dr. Beatrice Knerr, 2014),

- Cơ cấu lao động không đồng đều giữa các quốc gia

Từ phụ lục 6 có thể thấy, lao động ASEAN vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp, điển hình là Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan. Đây là những việc làm có trình độ thấp, dễ tổn thương cho người lao động. Đối với những công việc liên quan đến kỹ thuật viên, chuyên gia thường có tay nghề cao lại tập trung nhiều ở Brunei, Singapore. Ở mức trình độ trung bình với công việc công nhân sản xuất hay vận hành dây chuyền, Philipines và Indonesia đang chiếm ưu thế.

2.2.2. Tình hình di chuyển lao động nội khối ASEAN

Trong những thập niên gần đây, một số nền kinh tế trong khu vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ kéo theo vấn đề di cư ở các quốc gia ASEAN gia tăng đáng kể.

Đơn vị: %

Hình 2.2. Tỷ trọng lao động di chuyển trong nội khối ASEAN năm 2015 theo nước gửi và nhận lao động

Nguồn: Guntur Sugiyarto and Dovelyn Rannveig Agunia, 2015

29%

16% 16%

14% 12%

13% Myanmar đến Thái Lan

Indonesia đến Thái Lan Malaysia đến Singapore Lào đến Thái Lan Campuchia đến Thái Lan

Chỉ từ năm 1990 đến 2013, tổng số lượng người di cư trong nội khối ASEAN đã tăng gấp hơn 4 lần, từ 1,5 triệu đến 6,5 triệu người (ILO/ADB, 2014) và vẫn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là khi Cộng đồng ASEAN được thành lập. Trong đó, Singapore, Malaysia và Thái Lan là ba quốc gia có những chính sách thu hút lao động tốt nhất trong khu vực, có lượng lao động di chuyển đến chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động nội khối di cư hàng năm.

Đơn vị:%

Hình 2.3. Thành phần lao động di chuyển đến 3 nước: Singapore, Malaysia, Thái Lan năm 2015

Nguồn: ILO/ADB, 2015

Thái Lan là nước thu hút nhiều nhất lao động nội khối ASEAN, chiếm 99,7% tổng số lao động của nước này, trong đó 50,8% số lao động đến từ Myanmar, chiếm 29% tổng lao động di chuyển trong toàn khu vực. Điều này tương tự với Singapore và Malaysia đều có lượng lao động trên 50% đến từ các nước ASEAN, mà chủ yếu là từ Indonesia đối với Malaysia và Malaysia đối với Singapore. Tại sao lại có sự trùng lặp đối với trường hợp của Malaysia như vậy? Trong khi lao động từ Maylaysia đi di chuyển sang một nước khác thì ở chính nước này, lại phải tìm kiếm lao động từ Indonesia? Thực tế này đã chứng minh một sự chênh lệch trong trình độ kỹ năng của lao động và chính sách thu hút, đãi ngộ lao động có trình độ cao tại các quốc gia có sự phân hóa.

Đơn vị: %

Hình 2.4. Trình độ lao động di chuyển vào hai nước: Malaysia và Thái Lan qua các năm

Nguồn: ILO/ADB, 2014

Hầu hết lao động di chuyển trong AEC đều ở mức trình độ chuyên môn thấp và trung bình. Tỷ lệ lao động có trình độ cao rất thấp và duy trì tỷ lệ này đều qua các năm, chỉ chiếm từ 1-2%. Cụ thể như đối với Thái Lan, dù năm 2013 có hơn 3 triệu người lao động nhập cư đến, tuy nhiên, vẫn có dòng chảy tương tự lao động di chuyển sang các nước phát triển cao như OECD, Nhật Bản, Hàn Quốc hay ít nhất cũng là Singapore. Malaysia cũng tương tự với gần một nửa lao động nhập cư là lao động phổ thông từ Indonesia, một lượng lao động trình độ thấp đang gia tăng đến từ Myanmar, Bangladesh, Nepal. Họ chủ yếu lao động trong ngành nông nghiệp (29%) và sản xuất (37%) (ADB, 2014). Cả Malaysia và Singapore đều có nhiều lao động chất lượng cao làm việc tại các quốc gia phát triển OECD, chính vì thế mà TalentCorp - Cơ quan phối hợp nhân tài Malaysia, chuyên trách về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước này không chỉ chú trọng thu hút lao động chất lượng cao người nước ngoài mà còn rất đầu tư cho chương trình thu hút người Malaysia trở về nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)